Daily Archives: Tháng Bảy 10, 2012

Ngàn vạn ánh nến nguyện cầu hướng về giáo điểm Con Cuông

 

Ngàn vạn ánh nến nguyện cầu hướng về giáo điểm Con Cuông

GPVO – Tối thứ Bảy, ngày 7/7/2012 (CN 14TN), hưởng ứng lời mời gọi của Tòa Giám mục, các giáo xứ trên toàn Giáo phận Vinh đã đồng loạt thắp nến cầu nguyện và cử hành thánh lễ đặc biệt, hướng về anh chị em tại giáo điểm Con Cuông, Nghệ An.

Con Cuông, một địa danh cách thành phố Vinh khoảng 130km về phía tây bắc, thời gian qua đã trở thành điểm nóng, được mọi người trong và ngoài nước biết đến qua sự kiện chính quyền dùng các lực lượng công an, quân đội và huy động một số dân bản cũng như thuê côn đồ đến quấy phá, đánh đập linh mục, giáo dân, ngăn cản linh mục không được dâng thánh lễ, đặc biệt là đập nát bức tượng Đức Mẹ đã được Đức Giám mục Phaolô làm phép – một sự xúc phạm nặng nề đến niềm tin Công giáo. Sự kiện này “đã thực sự gây rúng động cho người dân Giáo phận Vinh nói riêng và cộng đồng Công giáo nói chung. Dư chấn của nó trong những ngày vừa qua đã nhân rộng và bùng phát mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, trong lòng người giáo dân Việt Nam và những ai yêu chuộng công lý, sự thật”.

Tuy nhiên, trong đêm thắp nến cầu nguyện cho những nạn nhân tại giáo điểm Con Cuông, một điều dễ nhận thấy là tất cả những ý chỉ cầu nguyện mà đại gia đình giáo phận cất lên đều chan chứa một tinh thần mưu cầu hòa bình, tự do, hạnh phúc và cầu cho sự thật được ngự trị giữa lòng xã hội mà sự giả dối và bạo lực đang lên ngôi. Mọi người không chỉ bày tỏ sự sẻ chia chân thành, sâu xa với nỗi đau mà bà con giáo điểm Con Cuông đang phải gánh chịu, mà còn cầu nguyện cho chính những người đã và đang đang tâm sa lầy vào sự bất công, sai trái.

Sau đây là những tin tức và hình ảnh mà các phóng viên và cộng tác viên của chúng tôi ghi nhận được từ một số giáo xứ, dòng tu trong và ngoài giáo phận vào buổi chiều và đêm thắp nến cầu nguyện 7/7/2012:

BUỔI CHIỀU

Băng rôn mang dòng chữ “Phản đối hành vi phạm thánh và đánh đập linh mục, giáo dân của chính quyền tại Con Cuông” đã được treo lên hầu khắp các giáo xứ trên dải đất Nghệ-Tĩnh-Bình. Băng rôn đã được treo lên trước các nhà thờ, nhà nguyện, trước cổng làng và các lối ra vào của các giáo xứ. Chỉ dòng chữ ngắn ngủi ấy thôi, nhưng chất chứa bao tấm lòng “biểu tỏ sự đồng lòng phản đối những hành vi xúc phạm đến nơi thánh, đồ thánh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của giáo dân Con Cuông” (x. Thông Cáo của TGM Vinh, 4/7/2012).



ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN

Tại giáo xứ chính tòa Xã Đoài (Nghệ An):


Giáo xứ Chính Tòa đã tổ chức dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện tại hang đá Đức Mẹ, khai mạc vào lúc 20 giờ và kết thúc buổi cầu nguyện vào hồi 21h30. Số lượng tham gia khoảng 2000 người.

Tại giáo xứ Đồng Lam (Nghệ An):


Khai mạc lúc 21h25, có khoảng gần 1000 giáo dân tham dự. Đêm cầu nguyện diễn ra thật sốt sắng với những lời cầu nguyện cho Hội Thánh, cho Giáo phận, đặc biệt là giáo điểm Con Cuông luôn kiên vững để can đảm vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách này. Sau cùng, cha GB. Nguyễn Đình Thục thông tin thêm cho cộng đoàn việc anh chị em giáo dân tại Con Cuông mấy ngày nay đang bị liên tục đe dọa bằng cách ném đá lên mái nhà, ném những thứ dơ bẩn vào nhà, cho người vào nói những lời đe dọa và tuyên truyền bịa đặt khiến cho những người lương dân ở xung quanh đó có một cái nhìn kì thị đối với giáo dân tại Con Cuông. Hiện tại anh chị em giáo dân tại Con Cuông đang rất hoang mang và lo sợ, cha cũng mời gọi mọi người liên lỉ cầu nguyện nhiều hơn nữa cho những người anh chị em tại Con Cuông.

Tại giáo xứ Quan Lãng (Nghệ An):


Cha quản xứ Giuse Ngô Văn Hậu tổ chức giờ chầu Thánh Thể sốt sắng. Giáo dân tham dự rất đông. Trước đó, cha Giuse đã đọc các Văn thư của Đức Giám mục và Tòa Giám mục, phân tích cho toàn thể mọi người được rõ và tiếp tục khẳng định chính quyền đã vi phạm tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng. Cha quản xứ còn nói rõ “việc này liên quan đến toàn giáo xứ, giáo hạt và giáo phận”, vì thế, mọi việc triệu tập, làm việc mà chính quyền yêu cầu, phải có mặt giáo dân toàn giáo xứ, giáo hạt. Giờ chầu kết thúc trong lời Kinh Hòa Bình, cầu mong sớm xua tan bóng tối của sự ác, sự gian dối và cầu mong cho một nền công lý, hòa bình, hạnh phúc sớm được hiển trị đích thực trên quê hương đất nước thân yêu.

Tại giáo xứ Bột Đà (Nghệ An):


Tại nhà thờ giáo xứ sở hạt Bột Đà, linh mục quản hạt Antôn Hoàng Đức Luyến đã vắn tắt tường thuật cho giáo dân cụ thể sự việc vừa xảy ra tại giáo điểm Con Cuông. Ngài nhấn mạnh rằng, không những chính quyền đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, dẫm đạp lên pháp luật mà sự đàn áp đó đã đi ngược lại luân thường đạo lí. Thánh lễ kết thúc trong lời Kinh Hòa Bình vang vọng hòa trong ánh nến lung linh thôi thúc mọi người hãy luôn hướng về anh chị em đang bị bách hại. Mọi người ra về trong niềm tin yêu phó thác và chuẩn bị cho cuộc thăm viếng anh chị em tại giáo điểm Con Cuông vào ngày mai, 08/7/ 2012.

Tại giáo xứ Yên Hòa (Nghệ An):


Ở địa đầu phía bắc Giáo phận, giáo xứ Yên Hòa đã toàn tâm hướng về anh chị em đang bị bách hại ở Con Cuông. Thánh lễ tối được cử hành long trọng. Linh mục quản xứ Fx. Đinh Văn Minh đã lên án các hành vi phạm thánh, đánh đập linh mục và giáo dân với lời lẽ đanh thép. Thánh lễ kết thúc trong tâm tình tín thác vào sự quan phòng, chở che của Chúa Kitô. Lời Kinh Hòa Bình vang vọng trong ánh nến lung linh hướng về anh chị em đồng đạo đang bị bức bách vì niềm tin của mình.

Tại giáo xứ Thuận Giang (Nghệ An):


Khai mạc vào lúc 20h, linh mục quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Sơn cập nhật các thông tin cho cộng đoàn, đọc các văn thư của Đức Giám mục và Tòa Giám mục, phân tích và giúp mọi người hiểu biết hơn về quyền tự do tôn giáo. 20h15: Buổi cầu nguyện bắt đầu trong tâm tình sốt sắng và hiệp thông đặc biệt với giáo dân tại giáo điểm Con Cuông. Trong trong lời cầu nguyện, linh mục chủ sự đã mời gọi mọi người can đảm bảo vệ đức tin của mình, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, bảo vệ công lý và sự thật cho dù phải trả bằng giá đắt. Đặc biệt, ngài mời gọi cộng đoàn sẵn sàng giúp đỡ các giáo dân đang bị bách hại tại Con Cuông cả về vật chất lẫn tinh thần.


Tại giáo xứ Phú Vinh
(Nghệ An):


Đêm cầu nguyện được tổ chức tại tượng đài Đức Mẹ của giáo xứ. Trước giờ cầu nguyện, Cha quản xứ Gioan Trần Quốc Long đã nói rõ tình hình và đọc thư của Đức Giám mục Phaolô gửi từ Paris và các văn thư liên quan đến sự việc. Trong suốt mấy ngày nay, giáo dân khắp trong xứ cứ xôn xao về vụ việc kể trên mà không ai nắm rõ vấn đề. Cho đến hôm nay qua việc đọc các văn thư của Tòa Giám mục và thư hiệp thông của Đức Cha Phaolô gửi từ Paris, ai cũng biết rõ sự việc và cảm thấy rất đỗi đau lòng.


Tại giáo xứ Bùi Ngõa
(Nghệ An):


Bắt đầu từ 19h40, Chủ tịch HĐMV giáo xứ đọc các bản tường trình, Thông cáo, Văn thư về những vụ việc việc xảy ra tại Con Cuông. 20h bắt đầu buổi cầu nguyện, có khoảng hơn 3000 người tham dự trong thời lượng 45 phút với 2 phần chính: Đền tạ trái tim Đức Mẹ vì sự xúc phạm ảnh tượng thánh và cầu nguyện cho cha xứ cùng bà con giáo dân tại giáo điểm Con Cuông. 20h30: Thánh lễ do Cha quản xứ Gioan Nguyễn Phương Hướng cử hành, cầu cho linh mục, giáo dân tại giáo điểm Con Cuông và cầu cho chính quyền.

Từ giáo xứ Thái Hà (Hà Nội):


Từ thủ đô Hà Nội, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân giáo xứ Thái Hà cũng đã dâng Thánh lễ và thắp nến hiệp thông cầu nguyện cùng Giáo phận Vinh. Khoảng 3000 giáo dân đã tới tham dự, hiệp thông thắp nến cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông; đặc biệt có đông đảo anh chị em giáo dân giáo phận Vinh đang làm ăn sinh sống tai Hà Nội cũng đã tới tham dự cầu nguyện cho đồng đạo quê nhà.

Tại giáo xứ Tân Lộc (Nghệ An):


Trước thánh lễ tối, cha quản xứ Martinô Nguyễn Xuân Hoàng đã đọc Thư của Đức Giám mục Phaolô và các Văn thư, Thông cáo của Toà Giám mục, tường trình của Lm GB. Nguyễn Đình Thục về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông. Sau đó hàng ngàn ánh nến đã được thắp lên với những lời cầu nguyện tha thiết sốt mến dâng lên Chúa để cầu nguyện cho anh chị em giáo điểm Con Cuông, cho đất nước, cho các nhà lãnh đạo quốc gia và đặc biệt cầu nguyện cho chính quyền Con Cuông biết tôn trọng công lý và sự thật.

Tại giáo xứ Mẫu Lâm (Nghệ An):


Tại giáo xứ Cẩm Trường (Nghệ An):


Vào lúc 19h45, linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cho linh mục và anh chị em tại giáo điểm Con Cuông, với sự tham dự khoảng hơn 3.000 người. Trước giờ thắp nến cầu nguyện, cha quản xứ Antôn đã cho giáo dân xem những hình ảnh về sự việc vừa diễn ra tại giáo điểm Con Cuông vào ngày 01/7/2012 vừa qua. Sau đó cha quản xứ đã đọc bản tường trình của linh mục G.B Nguyễn Đình Thục về vụ việc, Thư của ĐGM Phaolô và các Thông cáo, Văn Thư của Tòa Giám mục. Đồng thời ngài phân tích cho giáo dân hiểu thêm về những sự kiện đã và đang xảy ra cho giáo phận nói chung và giáo điểm Con Cuông nói riêng. Buổi thắp nến cầu nguyện kết thúc với Kinh Hòa Bình lúc 20h45.

Tại giáo xứ Mành Sơn (Nghệ An):



Tại giáo xứ Văn  Hạnh (Hà Tĩnh):


19h, buổi cầu nguyện bắt đầu. Cha quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Vinh công bố cho giáo dân nghe Thông cáo và Văn thư của Tòa Giám mục về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông và Thư của Đức Giám mục Phaolô gửi cộng đồng dân Chúa trong giáo phận. Cha Phêrô cũng đã cho bà con giáo dân biết trong những ngày qua, giáo dân tại giáo điểm Con Cuông (thuộc xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) luôn chịu sự kìm kẹp, phân biệt đối xử và vu khống bởi chính quyền địa phương. Kinh Hòa Bình vang lên là lúc những ngọn nến sáng cháy rực hầu chia sẻ với anh chị em Con Cuông trong tình đồng đạo. Ngay sau đó là thánh lễ cầu nguyện cho giáo dân Con Cuông đã diễn ra một cách trang trọng.

Tại giáo xứ Làng Nam (Nghệ An):


Tại giáo xứ Kẻ Dừa (Nghệ An):


20h, hàng ngàn người đã tề tựu trước khuôn viên thánh đường. Sau Kinh Chúa Thánh Thần, linh mục quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Hà đã đọc Thư của Đức Giám mục Phaolô chủ chăn gửi cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận, tiếp đó là Thông cáo và Văn thư của Tòa Giám mục. Bắt đầu cuộc rước, mọi người xếp thành hai hàng dọc, trên tay cầm nến sáng, miệng hát Kinh Hòa Bình tiến ra trục đường chính 33, qua UBND xã Thọ Thành, tới khoảng 5 km thì quay trở về trước lễ đài Nữ Vương Hòa Bình tiếp tục cầu nguyện. Các lời nguyện sốt sắng cầu xin Chúa ban thêm đức tin và lòng can đảm cho các linh mục, nữ tu và bà con giáo dân tại giáo điểm Con Cuông. Xin cho công lý và hòa bình sớm ngự trị tại mảnh đất phía Tây của giáo phận nói riêng và trên đất nước Việt Nam nói chung. Xin cho các cấp chính quyền sớm nhận ra chân lý và biết sử dụng quyền lực Chúa ban để phục vụ nhu cầu hạnh phúc cho nhân dân.

Tại giáo xứ Trang Nứa (Nghệ An):


Tại giáo xứ Nhân Hòa (Nghệ An):



Tối 07/07/2012, Cha Phêrô Trần Phúc Chính – quản hạt, quản xứ Nhân Hòa, đồng thời ngài cũng là Trưởng ban Ban Loan Báo Tin Mừng của Giáo phận, đã đọc thông cáo của TGM, thư của Đức Giám mục Phaolô và văn thư của TGM gửi cho UBND tỉnh Nghệ An đồng thời ngài cũng phân tích cho mọi người hiểu rõ những thủ đoạn khuất tất của những người được mệnh danh là “chính quyền”, đồng thời ngài nhấn mạnh tinh thần kiên cường cần phải có của người Kitô hữu. Sau đó, vào lúc 20h45’, Thánh lễ cầu nguyện cho anh chị em tại giáo điểm Con Cuông được cử hành. Sau Thánh lễ, gần 2000 ngọn nến đã được thắp lên tại nhà thờ giáo xứ Nhân Hòa cùng rước tượng Mẹ xung quanh nhà thờ để đền tạ Trái Tim Mẹ đã bị người ta xúc phạm. Cuối cùng là giờ Chầu Thánh Thể. Buổi cầu nguyện kết thúc vào lúc 23h.

Tối 08/07/2012, Cha Phêrô cùng toàn thể giới trẻ và phụ huynh trong xứ lại tiếp tục thắp lên những ngọn nến để cầu nguyện. Những ngọn nến thể hiện tình đoàn kết, yêu thương, sẻ chia, đồng thời xin Thiên Chúa là Cha nhân lành ban ơn trợ giúp cho các anh chị em tại giáo điểm Con Cuông giữ vững đức tin trước bạo quyền và xin Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền biết tôn trọng sự thật, tự do và công bằng.

Tại giáo xứ  Mỹ Lộc (Hà Tĩnh):


Tại giáo xứ Gia Hòa (Hà Tĩnh):



Tại giáo xứ Bố Sơn và Thượng Lộc
(Nghệ An):



Từ cộng đồng GP Vinh tại Australia:



Tại giáo xứ Sơn La
(Nghệ An):



Tại giáo xứ Trung Nghĩa (Hà Tĩnh):

20h30, buổi cầu nguyện diễn ra tại quảng trường Đức Mẹ La Vang Trung Nghĩa. Cha quản xứ Phaolô Nguyễn Đức Vĩnh hướng dẫn buổi cầu nguyện. Sau khi Cha Phaolô tuyên bố lý do, hàng ngàn ngọn nến được thắp lên. Cha chủ sự công bố Lời Chúa và có bài chia sẻ ngắn. Rồi lời Kinh Hòa Bình vang lên làm rung động lòng người. Điều đáng chú ý là có một số anh em tôn giáo bạn cũng đến hiệp thông thắp nến cầu nguyện với cộng đoàn xứ đạo.

Tại giáo xứ Cầu Rầm (Nghệ An):

21h15 thứ Bảy 7/7, ngay sau Thánh lễ, có khoảng 6.000 giáo dân tham dự, linh mục quản xứ F.x Hoàng Sỹ Hướng đã thông tin cách cụ thể cho cộng đoàn được biết về hiện tình giáo điểm Con Cuông. Cùng với lời trình bày của ngài  là các hình ảnh cùng video của giáo dân Con Cuông được trình chiếu. 21h Chúa nhật 8/7, hàng ngàn ánh nến lại được thắp lên ngay sau thánh lễ. Cùng với việc thắp nến cầu nguyện là giờ chầu Thánh Thể. Thánh đường tràn ngập muôn ngàn ánh nến lung linh: ánh nến của niềm tin, của yêu thương và hiệp nhất.


Tại giáo xứ An Nhiên (Hà Tĩnh):


21h. Sau khi kết thúc thánh lễ, linh mục quản xứ Giuse Trần Đức Mai hướng dẫn giáo dân xếp thành những hàng dài tiến về sân trường giáo lý. Buổi cầu nguyện quy tụ khoảng 4000 người, cộng đoàn hát vang Kinh Hòa Bình thể hiện tinh thần hiệp nhất và tình hiệp thông với những anh chi em đang bị bách hại ở giáo điểm Con Cuông. Tiếp đến, các lời cầu nguyện được cất lên, cầu cho các linh mục và giáo dân tại giáo điểm được bình an, kiên vững qua cơn thử thách, cầu cho chính quyền biết tôn trọng nhân dân, dùng quyền hành để bảo vệ nhân dân, tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Trong buổi cầu nguyện, Cha quản xứ đã cho giáo dân xem lại toàn bộ những hình ảnh và video về vụ việc vừa xảy ra tại Con Cuông.

Tại giáo xứ Thuận Nghĩa (Nghệ An):



Tại giáo xứ Đồng Vông
(Nghệ An):



Tại giáo xứ Dũ Lộc (Hà Tĩnh):

Mở đầu đêm thắp nến cầu nguyện, cha quản xứ Phaolô Nguyễn Đình Phú đọc Thư của Đức Giám mục, Thông cáo của TGM và Văn thư TGM gửi chính quyền tỉnh Nghệ An. Tiếp theo, giáo dân được lắng nghe bản tóm tắt sự việc xảy ra tại Con Cuông trong những ngày vừa qua. Những ánh nến dần thắp sáng không gian theo giai điệu của bài hát “Hãy thắp sáng lên”. Sau đó cộng đoàn lắng nghe Lời Chúa và dâng lên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết cho các linh mục và anh chị em đang bị bách hại tại Con Cuông. Xin Chúa luôn đồng hành với anh chị em đang bị áp bức, nâng đỡ họ để mọi người có đủ niềm tin và lòng can đảm mà làm chứng cho Chúa. Cộng đoàn cũng dâng lên Chúa lời cầu nguyện cho các cấp chính quyền biết dùng quyền bính mà Chúa ban cho để mưu cầu lợi ích cho người dân chứ không phải là để áp bức người dân qua việc vi phạm những quyền cơ bản của con người trong đó có quyền tự do tôn giáo.

Tại giáo xứ Kinh Nhuận (Quảng Bình):

Cha quản xứ Phêrô Trần Văn Thành đã tổ chức buổi cầu nguyện trọng thể hướng về anh chị em đang bị nhà cầm quyền chèn ép, đàn áp, đánh đập và vu khống tại giáo điểm Con Cuông. Buổi thắp nến cầu nguyện đã thu hút hơn 1000 giáo hữu tham dự, đã nói lên tinh thần hiệp thông cao độ. Với niềm tin yêu và hy vọng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, tất cả giáo dân xứ Kinh Nhuận đang từng giây từng phút hướng về Con Cuông và đồng tâm cầu nguyện cho anh chị em đang bị nhà cầm quyền đe dọa, bắt bớ, đánh đập.


Tại giáo xứ Kẻ Đông (Hà Tĩnh):

19h45, khoảng hơn 2000 giáo dân tham dự buổi cầu nguyện và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo dân tại Giáo điểm Con Cuông và cầu cho các nhà lãnh đạo cũng như mọi người thực thi công lý và hòa bình. Cha quản xứ Phêrô Nguyễn Văn Tâm đã chủ sự giờ cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Đức Mẹ cùng đồng hành. Sau giờ cầu nguyện, ngài đọc Thư của Đức Giám mục, các Thông cáo, Văn thư của Tòa Giám mục và chiếu một số hình ảnh nhằm giúp bà con hiểu rõ hơn về các sự kiện xẩy ra tại giáo điểm Con Cuông. Thánh lễ được cử hành long trọng và trang nghiêm. Cuối thánh lễ, những ngọn nến được thắp sáng lên với tâm tình sốt sắng và tha thiết cầu nguyện cho anh chị em đồng đạo.


Tại giáo xứ Bình Thuận
(Nghệ An):

Buổi cầu nguyện diễn ra trong không khí linh thiêng và cảm động. Mở đầu, Cha quản xứ Antôn Đặng Hữu Nam đọc các Thông cáo và Văn thư của Tòa Giám mục. Tiếp đến là những thước phim chân thực, sinh động được thể hiện trên màn hình máy chiếu, đã nói lên bản chất nghiêm trọng vụ đàn áp tại giáo điểm Con Cuông. Nhiều bà con đã khóc khi tận mắt xem những video, hình ảnh “nóng”- cảnh công an, côn đồ đánh Cha quê hương và giáo dân cách tàn bạo, khác với báo đài Nghệ An đã xuyên tạc trong những ngày qua. Sau đó tất cả cộng đoàn cầm nến sáng trên tay, từng hội đoàn lần lượt dâng lên những lời cầu nguyện hiệp thông với giáo điểm Con Cuông. Kết thúc lời cầu nguyện, mỗi người nâng cao nến sáng trên tay cùng hát Kinh Hòa Bình. Kết thúc buổi cầu nguyện, Cha Antôn đọc thư của Đức Giám mục giáo phận và Thư hiệp thông của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long từ giáo phận Melbourne, Úc Châu.


Tại giáo xứ Làng Anh
(Nghệ An):

20h. Trước Thánh lễ, cộng đoàn tập trung trước sân nhà thờ để nghe cha quản xứ F.X Nguyễn Tất Đạt điểm lại các sự việc đau thương xảy ra tại giáo điểm Con Cuông. Thư của Đức Giám mục, Thông cáo và Văn thư của Tòa Giám mục cũng được ngài đọc lên để cộng đoàn hiểu đúng bản chất của sự việc, không như các phương tiện truyền thông của tỉnh Nghệ An đưa tin xuyên tạc, sai sự thật nhằm kết án các linh mục và giáo dân. Tiếp đến cộng đoàn giơ cao nến và linh mục chủ sự đọc những lời cầu nguyện xin cho các tín hữu đang bị bách hại được can đảm vượt qua khó khăn thử thách để giữ vững đức tin, cầu cho các cấp lãnh đạo chính quyền sớm nhận ra những nhu cầu chính của các giáo dân tại con cuông và các quyền lợi cơ bản của họ được đảm bảo thực hiện. Buổi thắp nến kết thúc bằng lời kinh Hòa Bình sốt sắng và xúc động. Sau đó Cha Quản xứ đã dâng thánh lễ Chúa nhật XIV thường niên và cầu nguyện đặc biệt hiệp thông với giáo điểm Con Cuông.


Tại giáo xứ Lãng Điền
(Nghệ An):



Tại giáo xứ Quy Chính
(Nghệ An):

20h, cha quản xứ Giuse Nguyễn Công Bắc đọc tường trình của cha GB Nguyễn Đình Thục, Thư của Đức Giám mục Giáo phận, Thông cáo của Văn phòng TGM và một phần Văn thư của TGM gửi chính quyền các cấp, đồng thời giới thiệu một số hình ảnh sự việc xảy ra tại Con Cuông, cho gần 1500 giáo dân trong giáo xứ tham dự thánh lễ tối thứ Bảy. Khi nghe những thông tin, nhìn những hình ảnh đau thương, giáo dẫn cảm thấy phẫn nộ trước cách hành xử của bạo quyền, nhưng tin tưởng vào sự hướng dẫn khôn ngoan của Bề trên giáo phận, sự hiệp thông toàn thể giáo phận và nhất là tin tưởng vào ơn Chúa, toàn thể giáo xứ đã dâng thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho những anh em đang bị bách hại vì niềm tin, cầu nguyện giáo phận hiệp thông một lòng để làm chứng cho đức tin và cầu nguyện cho chính quyền biết dừng lại những hành vi sai trái của mình, biết tôn trọng luật pháp và các quyền căn bản của con người. Thánh lễ và buổi cầu nguyện kết thúc vào lúc 22h.


Tại giáo xứ Xuân Phong
(Nghệ An):

Khoảng 3.000 giáo dân Xuân Phong tham dự đêm thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ giáo xứ. Ngay trong lời mở đầu, người hướng dẫn đã nêu rõ hành động của chính quyền tại Con Cuông là không thể chấp nhận được, “không được phép diễn ra trong thế kỉ XXI này” và cũng là một vết nhơ khó lòng tẩy xóa. Các lời nguyện cũng lần lượt hướng về các nạn nhân của bạo lực tại Con Cuông, là những người đã chịu bách hại vì chính đạo, hướng về các cấp chính quyền để xin ơn trên soi sáng, hầu họ nhận ra nhu cầu chính đáng của người dân lành. Đặc biệt là dâng giáo phận, giáo điểm Con Cuông cho Đức Mẹ, với niềm tin sắt son vào sự chiến thắng cuối cùng của Mẹ trước mọi thế lực đen tối như bao lần Mẹ đã ra tay trong lịch sử. Buổi cầu nguyện kết thúc bằng lời nguyện trọng thể của linh mục quản xứ Xuân Phong Giuse Nguyễn Văn Hiệu với ý nguyện cầu cho công lý, hòa bình và tự do tôn giáo sớm tỏ hiện trên mảnh đất này.


Tại giáo xứ Lưu Mỹ
(Nghệ An):

Trong thánh lễ chiều thứ Bảy và hai thánh lễ ngày Chúa nhật, cha quản xứ Phêrô Khanh Nguyễn Duy Khanh đã công bố cho giáo dân Văn thư của Toà giám mục và bản tường trình sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông của Lm. GB. Nguyễn Đình Thục và Thư của Đức Giám mục giáo phận. Vào lúc 20h ngày Chúa nhật (8/7), trước tiền sảnh nhà thờ xứ, cha quản xứ đã tổ chức giờ chầu Thánh Thể, thắp nến cầu nguyện cho linh mục và anh chị em tại giáo điểm Con Cuông. Trước giờ chầu, ngài tóm tắt một số sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông trong thời gian qua. Hơn 2000 giáo dân tham dự với nến sáng trên tay. Kết thúc giờ chầu cầu nguyện, lời Kinh Hòa Bình vang lên củng cố niềm tin và tiếp thêm sức mạnh cho mọi người và nhất là anh chị em giáo dân tại giáo điểm Con Cuông.

Tại giáo xứ Kỳ Anh (Hà Tĩnh):

Tối Chúa nhật 8/7, trước giờ thắp nến cầu nguyện trước Thánh Thể Chúa, cha quản xứ Phaolô Nguyễn Xuân Hóa điểm lại những sự kiện xảy ra tại giáo điểm Con Cuông trong mấy ngày qua. Tất cả bà con giáo dân giáo xứ Kỳ Anh đều nhận thức được rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Những người hiện diện với nến cháy sáng trên tay đã tham dự giờ cầu nguyện cách sốt sắng. Những lời cầu nguyện lần lượt được xướng lên: cầu cho giáo phận, cho linh mục, giáo dân bị đánh đập ở giáo điểm Con Cuông, đặc biệt là cầu nguyện cho nhà cầm quyền Việt Nam biết hành xử một cách nhân văn hơn. Giờ cầu nguyện kết thúc bằng Kinh Hòa Bình.


Tại giáo xứ Hướng Phương (Quảng Bình):



Tại giáo xứ Kẻ Mui (Hà Tĩnh):


Tại giáo xứ Yên Lĩnh
(Nghệ An):


Tại giáo xứ Nghi Lộc
(Nghệ An):

Hưởng ứng lời mời gọi của Tòa Giám mục, trong thánh lễ tối thứ Bảy, cha quản xứ Giuse Nguyễn Đăng Điền cùng toàn thể giáo xứ Nghi Lộc đã cùng thắp lên những ngọn nến sáng, trong bầu khí sẻ chia và hiệp nhất với toàn Giáo phận, cách riêng với những anh chị em Con Cuông – tuy xa mặt nhưng không hề cách lòng.

Trong đêm Chúa nhật, 8.7.2012, giáo xứ Nghi Lộc tiếp tục tổ chức một thánh lễ thứ hai, cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo điểm Con Cuông. Hôm nay cũng là ngày giáo xứ mừng kính Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự – Bổn mạng các thầy cô Giáo lý viên trong toàn giáo xứ. Phải chăng, đó chỉ là một sự vô tình trùng hợp, hay Thánh ý Chúa được thể hiện qua sự khéo léo sắp đặt của dòng thời gian, để ngày giáo xứ mừng kính Thánh Phêrô Tự, cũng đồng thời trở nên như một biến cố lớn lao cổ vũ cho Công lý và Sự thật – lý tưởng mà Nghi Lộc luôn luôn đề cao trong truyền thống lịch sử của mình. Thánh lễ quy tụ đông đảo bà con giáo dân trong giáo xứ, được cử hành trọng thể ở lễ đài Đức Mẹ. Lễ đài thật rực rỡ và lung linh trong muôn ngàn ánh nến. Những lời cầu nguyện sốt sắng vang lên, cầu cho những người anh em ở Con Cuông mau thoát cơn gian nan mà bạo quyền mang đến. Những hình ảnh, video về vụ đàn áp được trình chiếu rộng rãi để mọi người được biết cụ thể hơn.


Tại giáo xứ Vĩnh Hòa
(Nghệ An):



Tại giáo xứ Sen Bàng (Quảng Bình):


Tại giáo xứ Đông Tháp
(Nghệ An):

Lúc 20h ngày 08/7/2012, tại khuôn viên thánh đường giáo xứ Đông Tháp, hàng ngàn ngọn nến đã được thắp lên. Những ánh lửa linh thiêng, cháy rực trời như niềm tin son sắt, nhắc nhớ cho những người con của mảnh đất này rằng, giáo điểm Con Cuông vẫn đang quặn đau dữ dội… Trong bầu khí linh thiêng, xúc động, cha Quản hạt, Quản xứ Đôminicô Phạm Xuân Kế cùng mọi thành phần dân Chúa trong và ngoài giáo xứ Đông Tháp đã quy tụ bên Thánh Thể Chúa để dâng lời khẩn nguyện cho anh chị em giáo dân đang bị bách hại tại giáo điểm Con Cuông. Những ngọn nến như cảnh tỉnh những ai vẫn đang sống với ảo tưởng về bạo quyền và uy lực toàn năng của nó. Những ngọn nến như biểu tượng của niềm hi vọng khôn nguôi, của lòng ngưỡng vọng chân chính về sự thật, công lý, hoà bình. Những ngọn nến se thắt, bừng lên giữa một ngày nắng oi ả của miền Trung vốn lặng im u mặc, nhưng đủ sức làm dịu mát tấm lòng những giáo dân tại Con Cuông đang phải đương đầu với những bất công và thử thách nặng nề.


Tại giáo xứ Hòa Thắng (Hà Tĩnh):



Tại giáo xứ Mỹ Dụ
(Nghệ An):


Tại giáo xứ Đồng Troóc (Quảng Bình):


Tại giáo xứ Kẻ Gai (Nghệ An):


Tại giáo xứ Thọ Ninh (Hà Tĩnh):


Tại giáo xứ Vĩnh Hội (Hà Tĩnh):


————————-

(Còn tiếp……)

TỰ DO TÔN GIÁO

TỰ DO TÔN GIÁO


Tự do tôn giáo (freedom of religion, religious freedom, liberty of religion) khác với tự do không tôn giáo (freedom from religion, liberty from religion). Tự do tôn giáo là tự do hành đạo theo tôn giáo mình theo, còn tự do không tôn giáo là tự do không theo bất kỳ tôn giáo nào, nghĩa là không có niềm tin tôn giáo (non-religious) hoặc vô thần (atheist).

Định nghĩa

Tự do tôn giáo, như đã được bảo đảm bởi Luật sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ, liên quan hai vấn đề quan trọng. Vấn đề thứ nhất về việc chính quyền cấm “thành lập tôn giáo” – tách biệt giữa Giáo hội và nhà nước; vấn đề thứ nhì là bảo đảm rằng chính quyền cho phép thực hành tôn giáo (Perry, 10). Luật sửa đổi nói: “Quốc hội sẽ không ra luật tôn trọng sự thành lập tôn giáo, hoặc cấm thực hành tôn giáo” (Hiến pháp). Cũng vậy, Luật sửa đổi thứ tư ủng hộ tự do tôn giáo, cung cấp việc bảo vệ các quyền của các cá nhân khỏi bị luật nhà nước lấn chiếm (Hiến pháp). Nhiều vụ án quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ đã giúp đỡ để xác định các giới hạn của tự do tôn giáo như đã ấn định trong Hiến pháp (ACLU).

Bài này sẽ cung cấp nền tảng về nguồn gốc của tự do tôn giáo, với sự tập trung vào Tây phương – đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Tự do tôn giáo đặc biệt quan trọng ở Hoa Kỳ, vì quốc gia này có nền dân chủ “tiến bộ” về niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo. Các cuộc nghiên cứu mới đây cho biết có 70% người lớn Mỹ theo Kitô giáo hoặc Do Thái giáo, và 95% có niềm tin vào Thiên Chúa (Perry, 3).

Lịch sử

Có chứng cớ quan ngại về tự do tôn giáo từ đầu thế kỷ I (sau CN). Tertullian viết: “Khi một người La Mã gia nhập Kitô giáo, họ bị coi là chống lại đế quốc La Mã, họ bị tước các quyền và quyền ưu tiên như người La Mã, vì họ không thờ lạy các thần của người La Mã” (Tertullian, 25). Ông tranh luận về cách đối xử tồi tệ dựa vào thân phận là thiểu số tôn giáo. Những người khác thời đó, như Tertullian, cũng thúc đẩy sự tự do tôn giáo.

Đọc nguyên văn bài viết

Sau phép thử Đồng Chiêm – Lm Nguyễn Ngọc Tĩnh

 

Sau phép thử Đồng ChiêmChẳng ai muốn thấy tái diễn các biến cố đau thương đã xảy ra tại Tam Toà, Đồng Chiêm hay Con Cuông. Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng những biến cố tương tự sẽ không lặp lại. Thiển nghĩ nếu muốn có một sự thay đổi thái độ, thay đổi cách ứng xử từ phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong lãnh vực tôn giáo, thì sự thay đổi đó chỉ có thể và phải bất đầu từ phía các lãnh đạo tôn giáo.

Lẽ ra bài viết này mang tựa đề “Đâu rồi 500 000 Cao Đình Thuyên ?”, và kết luận là “Chỉ cần 1 Nguyễn Thái Hợp là 500 000 Cao Đình Thuyên bị vô hiệu hoá”. Nhưng nay qua lá thư viết từ Pa-ri đề ngày 04-07-2012 gửi cộng đồng dân Chúa giáo phận Vinh, đức cha Nguyễn Thái Hợp đã lên tiếng tố cáo chính quyền huyện Con Cuông sau những hành vi báng bổ tôn giáo và đàn áp dã man đối với cộng đoàn tín hữu nhỏ bé Con Cuông. Mong sao đây là khởi điểm cho một thái độ, một lập trường nhất quán và kiên định trong phạm vi tôn giáo và nhân quyền nói chung của người đứng đầu giáo phận Vinh và cũng là người đứng đầu một Uỷ Ban trực thuộc HĐGM/VN là Uỷ Ban Công Lý và Hoà Bình.

Đọc nguyên văn bài viết

DCCT 10/07/2012: Phái đoàn Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc bênh vực tự do tôn giáo — Khi chữ SỢ đang dần dần biến mất — Nhóm linh mục Nguyễn Kim Điền gởi thư hiệp thông với Con Cuông — Bùi Thị Minh Hằng: Thư không niêm gởi Bộ trưởng công an VN

Bản Tin Ngày 10/7/2012: Những con diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc: Thất bại được báo trước của một chính sách gây chết chóc và tự sát ở Biển Đông — Việt Nam có thể tự tin trên Biển Đông — “Hình như đã là một Trung Quốc khác” — Hội nghị ASEAN sẽ nêu vấn đề Biển Đông bất chấp phản đối của Trung Quốc

Những con diều hâu Bắc Kinh ngày càng cô độc: Thất bại được báo trước của một chính sách gây chết chóc và tự sát ở Biển Đông

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyên Ngọc dịch

Cho đến nay nhiều người vẫn còn tin rằng những cuộc diễu võ dương oai và phô trương của Trung Quốc chỉ là trò bịp chẳng có nguy hiểm thật sự nào. Một số là do không có ý thức và không biết bản chất thật của bọn diều hâu Trung Hoa. Một số người khác là vì điều đó biện minh cho trạng thái khó chịu do thái độ thụ động tội lỗi của họ.  Một số khác nữa vì là những kẻ bảo thủ cố cựu, dù không có chút ý thức hệ đã tiêu tán hết rồi, họ dính chặt với Bắc Kinh về mặt chính trị quá lâu và theo thói quen. Số nữa do những vụ áp phe khổng lồ đủ loại, công khai hay ám muội, trước đây hay hiện nay, đã bị cột chặt vào “Ông Anh Lớn”… Tất cả đều nhìn thấy mối hiểm nguy nhưng không còn biết làm thế nào để lùi lại.

Nhưng hôm nay gây hấn đã cụ thể, rõ rệt và dấn sâu tới mức không ai có thể giả vờ không biết đến nữa. Tới mức đã thấy một sự lo lắng nào đó ngay trong những đám người vốn ủng hộ Bắc Kinh vô điều kiện. Thôi thì muộn còn hơn không. Hãy tha thứ cho cái bệnh cận thị chính trị và dối trá do sợ sệt hay thiển cận con buôn.

Hoàng Sa nộ khí phú

Kha Tiệm Ly (Thái Quốc Tế)

Trong mấy ngày gần đây,truyền thông đưa tin Trung Cộng quyết định thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) thể hiện tham vọng Đại Hán bá quyền, người Việt Nam chúng ta, dù ở bất cứ nơi nào, bằng mọi cách bảo vệ non sông cẩm tú. Sau đây, tôi xin giới thiệu bài phú ‘Hoàng Sa nộ khí phú’ của Kha Tiệm Ly, một người bạn ở miền Nam. Bài phú quá hay, hào sảng, khí tiết… như một lời đại hịch kêu gọi toàn dân tiếp tục theo dấu chân của Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… giết giặc.

Bài phú được luật sư Lê Quốc Quân cảm khái nói rằng: “Vào lúc Trung Quốc đang thè lưỡi bò quyết tâm “liếm” sạch mặt tiền của Việt Nam chúng ta, xin đăng lại bài Hoàng Sa nộ khí phú của ông. Tôi coi đây như một chiếc kéo đại, dân tộc ta hai đầu dương lên, há miệng kéo và cắt “phập” đường “lưỡi bò” xấu xa đó”.

Thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện thi sĩ đang sống ở Mỹ Tho, Việt Nam. Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân Đài phát thanh Sài gòn. Theo nhận xét thô thiển của cá nhân tôi, hiện nay thi sĩ Kha Tiệm Ly là một trong hai thi sĩ làm “Phú” hay nhất trong nước (người thứ hai là ông Hà Sĩ Phu).

Phạm Viết Đào

Việt Nam có thể tự tin trên Biển Đông

Mỹ Hằng

Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy là người rất am tường vấn đề TQ. Từ lâu nay ông đã lên tiếng về việc báo chí TQ tuyên truyền không đúng thực tế về Việt Nam.

clip_image001

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy – Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu – TQ

“Hình như đã là một Trung Quốc khác”

clip_image001

TS Vũ Cao Phan

Ngày 7.7, Đài truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) đã cho phát sóng chương trình “Nhất Hổ nhất tịch đàm” có nội dung liên quan đến những diễn biến gần đây tại biển Đông. Trong chương trình này Đài Phượng Hoàng đã mời tiến sĩ (TS) Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Trung tham gia trả lời phỏng vấn. Được sự cho phép của TS Vũ Cao Phan, Thanh Niên đăng tải lại nội dung cuộc phỏng vấn này.

1. Cách nhìn nhận của Việt Nam đối với việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa?

Về cách nhìn của Việt Nam với tư cách là một quốc gia thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời và dư luận Việt Nam cũng đã lên tiếng rộng rãi. Chắc các bạn cũng biết là tất nhiên Việt Nam phản đối hành động như vậy của Trung Quốc. Còn cá nhân tôi thì thấy việc này chỉ trên mức bình thường một chút, không quá quan trọng. Vì sao ư? Vì vấn đề chỉ là cái tên, Trung Quốc đã nhận là của mình rồi thì muốn đặt tên như thế nào chẳng xong. Hôm nay là thành phố Tam Sa, mai đổi thành tỉnh Nhị Sa chẳng hạn thì tôi vẫn ngồi uống trà Ô Long, chẳng đánh rơi giọt nào ra ngoài.

Hội nghị ASEAN sẽ nêu vấn đề Biển Đông bất chấp phản đối của Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Kể từ ngày mai, 09/07/2012, khối ASEAN sẽ chính thức khai mạc các hội nghị cấp Ngoại trưởng thường niên tại Phnom Penh. Bất chấp phản đối của Trung Quốc, tranh chấp chủ quyền tại vùng Biển Đông chắc chắn sẽ được nhiều quốc gia nêu bật, đặc biệt là sau một loạt động thái mới đây của Bắc Kinh nhằm áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.

clip_image001

Nói chuyện Khoa học và Phật giáo tại Làng Mai

Đỗ Quý Toàn

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại. Khóa tu tại Làng Mai, ở vùng Tây Nam nước Pháp gần thành phố Bordeaux, diễn ra trong 21 ngày, kể từ ngày 1 tháng Sáu năm 2012, quy tụ hơn 900 thiền sinh đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh, với tám nhóm thông dịch đồng thời sang tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Thái, tiếng Nhật; tiếng Trung Hoa dịch cho nhiều người đến từ Singapore, Hồng Kong, Mã Lai, Đài Loan, vân vân; nhóm đông nhất là những người nghe tiếng Việt và tiếng Pháp.

Thưa Chủ tịch nước: Điện hạt nhân không thể tuyệt đối an toàn được !

Hay là Huyền thoại điện hạt nhân an toàn tuyệt đối!

TS Trần Văn Bình (Kiều bào CHLB Đức)

clip_image001

Trong chuyến Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang thị sát nơi xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ông đã đến kiểm tra tình hình phát triển kinh tế  xã hội tại huyện Bác Ái; Ông thăm và làm việc với đồng bào Chăm ở xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước và thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam; Ông đã đi thị sát tiến độ thi công công trình đường ven biển Phú Thọ – Mũi Dinh và địa điểm dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ông Sang đã phát biểu:  “Mục tiêu dự án điện hạt nhân đặt ra là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, khi dự án hoàn thành sẽ mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương và lợi ích chung của cả nước”. (Theo báo chí trong nước)