Bản Tin 22/08/2012: Nhật Bản mở hội nghị về việc từ bỏ điện hạt nhân — “Bầu” Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam, bị bắt vì tội “kinh doanh trái phép” — SAU TIỀN LÀ TỆ? (Thùy Linh) — Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân nói về “nhóm lợi ích” — ĐỪNG NÉM TIỀN CỦA DÂN VÀO NỢ XẤU! (Bùi Văn Bồng) — Quần chúng làm việc nghĩa: xây dựng đảng(Nguyễn Thông) — Đại bác chỉnh đốn? (Cu Làng Cát) — HOÀNG QUANG THUẬN XÉO RA KHỎI NHÀ TÔI NGAY! (Nguyễn Trọng Tạo) — 2000 BÀ CON VĂN GIANG KÉO ĐẾN BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Nhật Bản mở hội nghị về việc từ bỏ điện hạt nhân

clip_image001

Đoàn thanh sát viên IAEA kiểm tra tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa ngày 31/7. (Nguồn: Kyodo /TTXVN)

Đường vận chuyển bauxite “đắp chiếu” chờ vốn của TKV

Khắc Dũng

Bài viết sau đây bổ sung thêm một thực tế cho thấy chủ trương khai thác bauxite trong điều kiện hiện nay là một sai lầm nghiêm trọng. Những từ “dẫm chân tại chỗ, rách bươm, đắp chiếu” đã mô tả đúng thực trạng của con bệnh bauxite, trước hết là ở Lâm Đồng.

Hãy nhớ lại khi bắt đầu đưa ra Quốc hội thông qua đề án khai thác phiêu lưu này, trang mạng Bauxite Việt Nam đã cùng với nhiều chuyên gia, nhiều trí thức hết lời can ngăn, với bao nhiêu bài viết có cơ sở khoa học, với hàng ngàn chữ ký… nhưng tất cả bị bỏ ngoài tai, chỉ vì “đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước mà Bộ Chính trị đã thông qua”!

Nay là lúc những người chủ trương khai thác bauxite cần dừng lại để đánh giá cho đúng những hiệu quả về kinh tế, văn hóa và quốc phòng để có biện pháp ứng xử thích hợp, chứ đừng như thái độ của Tập đoàn Than và Khoáng sản VN (TKV) khiến tác giả bài báo phải đặt dấu hỏi: “Công trình nâng cấp tỉnh lộ 725 phục vụ cho chính TKV nhưng xem ra lại bị chính TKV… cản trở mới là điều vô cùng… khó hiểu!”.

Mặc dù là những người đã tích cực can gián chương trình bauxite, chúng tôi không hề vui mừng khi việc khai thác bauxite gặp bế tắc để chứng minh là mình đúng, vì tất cả những tổn thất cuối cùng đều chất lên vai nhân dân và đất nước. Vẫn mong TKV và các cấp cao hơn có những bổ cứu kịp thời để giảm bớt hậu quả xấu trước khi sai lầm được sửa chữa một cách căn bản.

Bauxite Việt Nam

Nhãn:

Món nợ ân tình cần phải trả

Đỗ Doãn Hoàng

Chậm như… điện

Ở gần trung tâm thuỷ điện lớn nhất nước (gần đến nỗi ra khỏi nhà nếu loạng quạng là rơi tõm xuống hồ Thác Bà) mà mấy chục năm phải chịu cảnh tối thui, phải cầm đóm nứa soi cho nhau ăn cơm, thì đã vô lý, nhưng những người chịu cảnh tối tăm ấy lại chính là những người đã hy sinh tất cả nhà cửa, làng xóm, quê hương để có công trình thuỷ điện này thì điều vô lý lại mang tính chất vô ơn bạc nghĩa đến đau lòng, không được phép kéo dài thêm một ngày nào nữa.

Mãi gần đây một vài nơi trong đó đã được “cho” điện nhưng lại tắc trách như một kiểu “làm phúc” cho xong!

Không phải ở nước mình cái gì cũng chậm, nhiều thứ đã và đang vọt lên với tốc độ “phù đổng”!. Vấn đề là yếu tố gì thôi thúc tốc độ? Câu trả lời thiết nghĩ đã rõ, chỉ xin nhắc một điều: càng đuổi theo tham vọng giàu sang càng nên gắng làm đôi điều phúc đức, mà phúc đức không gì bằng đền đáp một phần xứng đáng cho những ân nhân đã chịu cảnh bần hàn cho mình hưởng lợi, mà mình không bao giờ được quyền phụ bạc.

Những người hữu trách dù bận trăm công nghìn việc không thể quên việc khẩn thiết này!

Hà Sĩ Phu

Có thể nói một câu không sợ hồ đồ rằng: Những thiệt thòi quá lớn và rất khó hình dung của nhiều thế hệ hy sinh vì thủy điện Thác Bà đã lên đến đỉnh điểm. Mấy chục năm qua, người dân, lãnh đạo xã kiến nghị trong bất cứ diễn đàn nào, từ cấp thôn bản đến Chính phủ.

clip_image001

Trường mẫu giáo thôn Ngòi Ngần hiện nay vốn là cái bếp bỏ hoang của bà con

Thế rồi, dự án đem điện cho vùng tối đèn ven nhà máy thủy điện cũng được triển khai. Dù quá chậm chạp, dù nó ra đời khi giọt nước tưởng như đã tràn ly đau đớn, nhưng muộn vẫn còn hơn không.

Suốt những ngày lang thang ở vùng lòng hồ mênh mông Thác Bà, chúng tôi cứ đay đả, hùi hụi buồn cho cái món nợ ân tình mà tất cả chúng ta phải trả cho người dân đã bỏ tất cả để nhường chỗ cho thủy điện đầu tiên của Việt Nam ra đời. Cán bộ địa phương và người dân tận khổ dường như oán thán liên miên. Nhưng, bất ngờ thay, khi làm việc với Sở Công Thương, lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái, chúng tôi mới được biết có một dự án hơn 600 tỉ đồng đang xúc tiến triển khai cho 197 thôn bản khó khăn của tỉnh, trong đó có vùng tối cận kề nhà máy thủy điện vĩ đại mà loạt bài này phản ánh. Chao ôi, sự “vênh”, khoảng cách quá lớn giữa tâm trạng của người dân và quyết định của nhà quản lý, trong trường hợp này thật đáng buồn.

Trở lại với bà con mấy chục năm sống phận đèn dầu ở cận kề nhà máy thủy điện kỳ vĩ kia. Ông Lương Hồng Thái – người dân xã Tân Hương, huyện Yên Bình mà chúng tôi đã dẫn trong kỳ 1 – giọng đầy chán nản: “Trước đây, chúng tôi cũng nhiều lần nghe cơ quan cấp trên đề nghị phương án đề nghị thủy điện Thác Bà và cơ quan hưởng lợi từ nhà máy này hãy trích một phần kinh phí ra, bù đắp thiệt thòi cho bà con. Chứ so sánh với bây giờ, người dân di ra khỏi vòng lòng hồ các thủy điện khác, họ được quá đầy đủ, tiền nong, nhà cửa, đất đai, điện đường trường trạm; có khi chỉ chuyển một khối đá di tích thôi, cũng mất vài tỉ đồng của Nhà nước rồi… thì mới càng thấy, bà con chúng tôi hồi đó thiệt thòi quá. Bây giờ vẫn sống cảnh đèn dầu còn thiệt thòi hơn”.

Điện – bài toán của niềm tin và lương tri

Phó Chủ tịch xã Bảo Ái – ông Nguyễn Trung Sơn – cũng não lòng ngồi nghe ông Lương Văn Than… than thở, rồi nói: “Chúng tôi chẳng biết phải làm thế nào để giải thích cho bà con hiểu”.

Năm nay 79 tuổi, mấy chục năm đến nơi ở mới, nơi mà chỉ lo sơ sểnh bước một chân ra khỏi cửa là rơi tõm xuống hồ Thác Bà, ông Lương Văn Than – người Dao, ở Ngòi Ngần – không tài nào hình dung được, đến tận bây giờ, gia đình ông vẫn chưa bao giờ được dùng điện. Ông cùng hơn năm vạn đồng bào đã chôn lấp tất cả ký ức, tài sản, quê hương cho lòng hồ này. Ông cứ hỏi: “Mình ở gần nhà máy đến mức ấy mà sao vẫn không được dùng điện nhỉ?”.

9 người con ông Than cũng thắc mắc như cha mình, nhưng có thêm cái lý: “Chúng tôi ở gần nhà máy thế cơ mà, điện đến chỗ tôi trước chứ, sao tít ngoài phố xá, tít Hà Nội người ta lại có điện mà chúng tôi thì mãi phận đèn dầu quạt mo?”.

Hoàn cảnh của ông Than nó thảm lắm. Nhà cửa hổng hoác, đứng trong nhà mái rách, nhìn thông thống cả bầu trời nắng nỏ. Muốn đến nhà ông Than, người ta phải đi bộ theo lối lăn như quả bóng từ đỉnh núi xuống, nhỡ tay là lăn tuột xuống hồ thủy điện 3,9 tỉ mét khối nước. Nhìn cái cảnh họ cầm đóm nứa soi cho nhau ăn cơm trong bịt bùng trời đêm Ngòi Ngần, đúng là vô lý rớt nước mắt.

clip_image002

Tại kỳ họp Quốc hội năm 2012 vừa rồi, có đại biểu đã tổng kết: Trong nhiều vạn người phải di dân tái định cư vì sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước ta, thì những người di dân tái định cư cho các lòng hồ thủy điện là khổ nhất. Thiếu thốn của họ, việc mất hoàn toàn dấu vết quê hương bản quán của họ là cái gì đó không tiền bạc nào bù đắp được. Huống hồ như người dân ra đi vì lòng hồ thủy điện Thác Bà, họ gồng gánh, tay trắng bỏ quê hương, phá rừng dựng lán vô cùng lao khổ.

Hàng trăm công nhân đã ngã xuống vì máy bay Mỹ oanh tạc trong khi thi công thủy điện (năm 1965), giờ công trình đó lại gieo vào biết bao người dân nỗi oán thán vì không có điện và kéo theo đó biết bao hệ lụy, thì thử hỏi có phải chúng ta đã để thực trạng này như một sự vô ơn với người đã đổ xương máu kia không? Bà Dư, bà Lầm, ông Thái và cả một thế hệ cán bộ nhiệt tình cách mạng năm xưa đã đi vận động, tổ chức di dân, hứa là bà con sẽ là những người đầu tiên được sử dụng điện.

Bây giờ, hầu hết cựu cán bộ đó cảm thấy xấu hổ vì mình đã vô tình nói dối dân, nỗi dày vò đó, ai sẽ gánh? Câu chuyện điện lưới hay chưa điện lưới ở đây, bỗng dưng đã rẽ sang một ngả khác, ấy là niềm tin của bà con vào lời hứa của người cán bộ. Ấy là ý nghĩa nhân văn của một đại công trình đang cổ phần hóa, đang đem lại giàu sang cho nhiều người ở cái ngành “độc quyền” như ngành điện.

Điện sẽ sớm về?

Trước những bức xúc kiến nghị quá quyết liệt của bà con gần nửa thế kỷ, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký văn bản đồng ý cho tỉnh Yên Bái thực hiện dự án hơn 600 tỉ đồng cấp điện cho 197 thôn bản khó khăn, đặc biệt là các xã vùng tái định cư vì thủy điện Thác Bà. Dự án sẽ khởi công trong quý III năm 2012. Điện sắp về với người dân vùng lòng hồ thủy điện Thác Bà… Nhưng tiếc thay, tin vui “sống còn” và vui chưa từng thấy như thế, lại chưa về đến với bà con, với lãnh đạo xã. Chính phủ đồng ý từ tháng 7.2011, nhưng đến tháng 8.2012, chúng tôi đến cơ sở, bà con vẫn tuyệt vọng kiến nghị, khóc lóc… vì chưa biết thông tin (!?).

Ông Tạ Văn Long – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Yên Bái – trả lời PV Lao Động: “Thấy bà con từng chịu quá nhiều thiệt thòi di dân cho thủy điện Thác Bà nhưng phải sống cảnh đường sá tạm bợ, điện sinh hoạt không có, chúng tôi cũng băn khoăn lắm. Chúng tôi luôn trăn trở, rất mong muốn được sớm cấp điện, xây dựng trường, trạm, cơ sở vật chất cho bà con càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nguồn lực của tỉnh miền núi không có, ngân sách thu không đáng kể. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ sớm quan tâm đến vấn đề này.

Mới đây, Chính phủ đã có quyết định về dự án cấp điện lưới quốc gia cho 197 thôn bản, với khoảng 14.000 hộ dân, chúng tôi rất mừng. Nghe nói, năm nay sẽ có khoảng 20 tỉ để triển khai sớm. Vùng Yên Bình, vùng lòng hồ Thác Bà sẽ nằm trong diện được ưu tiên đặc biệt”. Ông Long nhấn mạnh: “Tỉnh Yên Bái cũng đã có ý kiến đề nghị với Chính phủ cố gắng giải quyết việc cấp điện cho 197 thôn bản kia trong vòng 3-4 năm thôi. Chứ mỗi năm chỉ cấp mấy chục tỉ đồng thôi thì dự án sẽ kéo dài, bà con phải đợi điện rất thiệt thòi. UBND tỉnh cũng đã họp để báo cáo với Chính phủ vấn đề này. Vả lại, dự án này do tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư, nên chắc chắn tiến độ cũng nhanh hơn”.

Vậy là, sau suốt mấy chục năm chờ đợi và xem các đoàn khảo sát kèm theo lời hứa… chờ đợi, hàng ngàn hộ dân lòng hồ thủy điện Thác Bà cũng sắp được có điện. Bà Lương Thị Đánh – người dân thôn Ngòi Ngần, xã Trung Sơn – kỳ vọng: “Lần này, Chính phủ đã ký rồi, hy vọng bà con sẽ không phải thất vọng vì chờ đợi quá lâu, đến mức, rất nhiều người – trong đó có chồng tôi đến chết vẫn thều thào, giá mà quê mình có điện rồi thì tôi chết cũng an lòng…”.

Một số xã đã có điện, nhưng…

Vừa rồi, một số xã từng hy sinh cho việc xây dựng thủy điện Thác Bà đã có điện. Nhưng, ông Lương Hồng Thái thở dài: Chúng tôi chả được gì, thiệt đủ đường. Xã tôi có điện, họ chả ưu tiên gì. Dân không những phải tự mua dây mắc điện về nhà mà còn mua điện với giá quá đắt: 1.900 đồng/ 1 “chữ” điện.

Họ bảo, dân tôi ở xa côngtơ tổng thì phải chịu thiệt thòi thôi, người giàu mới đến, họ ở gần côngtơ, lại được mua… rẻ hơn. Cột điện thì mạnh ai nấy dựng.

Con rể tôi là Trần văn Thanh, hôm rồi có 3-4 con trâu đi qua cột điện đều bị điện giật chết. Nó làm đơn kiến nghị xin hỗ trợ, vì cột điện Nhà nước hở điện làm chết “sức kéo” của dân. Nó ra tận Sở Điện lực, họ bảo, cứ về rồi sẽ tính.

Rồi đến lúc họ trả lời: Trâu bò đi qua cột điện bị giật chết, đó là chuyện của dân với nhau, tự giải quyết với nhau thôi. Cột điện là do dân vùng lòng hồ tự dựng ra để kéo điện mà. “Lạ thế đấy” – ông Thái chán không buồn nói thêm câu nào.

Đ.D.H.

Nguồn: laodong.com.vn

Nhãn:

THÔNG BÁO SỐ 2

CỦA TẬP THỂ 42 CÔNG DÂN GỞI VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC BIỂU TÌNH ĐẾN THÀNH ỦY ĐẢNG CỘNG SẢN, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN & ỦY BAN TP HỒ CHÍ MINH

—oOo—

Chúng tôi xin thông báo chung diễn tiến tình hình giải quyết văn bản đề nghị biểu tình của lãnh đạo thành phố từ ngày 27/7/2012 đến nay như sau:

Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của chúng tôi ngày 27/7/2012, lãnh đạo thành phố đã triển khai một số biện pháp sau đây :

– Mời một số công dân là Đảng viên đến gặp Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư chi bộ khu phố.

Suy nghĩ cuối hè

TS Phạm Ngọc Cương

clip_image001

“Cuối hè. Không ít gia đình phải nghĩ đến chuyện trường lớp. Học và kiếm tiền là chuyện dài và còn thiết thân với nhiều người. Trong hai chuyện đó cái nào khó? Thực chả có chuyện nào là khó cả nếu đích chỉ là học cho qua quít hay lượm vài đồng bạc lẻ thì ngay con nít ở đâu cũng thường làm được. Mọi cái chỉ khó dần nếu ta muốn tìm cách đi cho bài bản hướng đến đỉnh mà thôi” – Bài viết mới của cây bút quen thuộc: tiến sĩ Phạm Ngọc Cương (Toronto, Canada).

Trương Duy Nhất

“Bầu” Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam, bị bắt vì tội “kinh doanh trái phép”

Trọng Thành

Hôm nay, 21/08/2012, báo chí trong nước và truyền thông nước ngoài đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Đức Kiên, còn gọi là “bầu” Kiên, một nhân vật nổi danh trong giới tài chính – ngân hàng và thể thao Việt Nam, đã bất ngờ bị bắt vào chiều hôm qua 20/8, để điều tra vì các tội danh kinh tế. Vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên xảy ra cùng lúc với việc chứng khoán sụt giá và vàng đột ngột tăng giá.

clip_image001

Ông Nguyễn Đức Kiên trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 14/12/2011.

REUTERS/Stringer

*

MẤT TRỘM TÀI LIỆU QUÝ

Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi bị mất tài liệu quý 22/08/2012 3:05  Ngày 21.8, Công an TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết đang phối hợp với Công an TP.HCM truy tìm số tài sản bị lấy trộm tại nhà ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi. . TS. Nguyễn Đăng Vũ (trái) và TS Nguyễn Xuân Diện Trước đó, như Thanh…

–>đọc tiếp…

TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TNMT VÀ BÀ CON VĂN GIANG – Phần I

TƯỜNG THUẬT CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NGƯỜI DÂN VĂN GIANG Phần Một Sáng ngày 21/08/2012 đã diễn ra cuộc đối thoại giữa đại diện những người nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark – Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT)  tại trụ sở của Bộ TN-MT số 83 Nguyễn Chí Thanh, Đống…

–>đọc tiếp…

HÔM NAY, 2000 BÀ CON VĂN GIANG KÉO ĐẾN BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Hôm nay, 21/08/2012: Buổi đối thoại giữa nông dân bị thu hồi đất liên quan đến dự án Ecopark tại Văn Giang – Hưng Yên với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) với bà con Văn Giang diễn ra tại trụ sở Bộ TN – MT (83 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội): Trước đó, VPLS TVH và các hộ dân ở Văn Giang yêu cầu buổi đối thoại phải có sự có…

–>đọc tiếp…

Đào Lê Tiến Sỹ: TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5.8.2012 (Phần cuối)

  TÔI ĐI BIỂU TÌNH 5-8-2012 Phần cuối Đào Lê Tiến Sỹ..Tầm 12g, mọi người lục đục quay lại sau khi đã làm việc xong với công an. Căn nhà lại đông như lúc sáng mới vào, nhưng không khí không còn được sôi nổi như trước. Ai cũng mệt mỏi và có phần căng thẳng hơn. Tuy vậy mọi người vẫn rất vui vẻ. Buồn cười nhất là có mấy…

–>đọc tiếp…

NGÀY NÀY NĂM TRƯỚC – HAI CUỘC BIỂU TÌNH TRONG MƯA GIÓ

Ngày này năm trước: Cách đây đúng 1 năm, ngày 21/8/2011 là một ngày mưa gió, cùng tại quanh khu vực tượng đài Lý Thái Tổ có 2 hoạt động diễn ra. Một bên thầm lặng biểu tình chống Trung Quốc ngang ngực xâm phạm biển đảo của Tổ quốc dù cho trước đó, UBND Thành phố đã ra một Thông báo không số, không tên, không người ký cấm nhân dân…

–>đọc tiếp

SAU TIỀN LÀ TỆ?

Thùy Linh

Bầu Kiên bị bắt. Mình biết tin đó vào nửa đêm qua trên FB. Chỉ trong hơn một phút đã có cả 1000 bạn nhấn nút like. Gần như những gì đọc được ở các comment là thái độ vui mừng, hân hoan. Cũng dễ hiểu khi người ta chờ đợi quá lâu cho sự trả giá những tai ương mà đám lợi ích nhóm, nhưng băng đảng, bố già mafia đang điều khiển mọi hoạt động của xã hội bởi sự bảo kê của quyền lực quá lâu. Nhiều người đồn đoán về sự thay đổi đang đến (?). Những ngột ngạt, khổ sở, bất minh, bất công…nhiều chục năm qua 

Continue reading →

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân nói về “nhóm lợi ích”

Đào Tuấn (Thực hiện)

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân chỉ ra nguy cơ lớn nhất hiện nay trong công tác quy hoạch cán bộ là tình trạng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và thứ tự tiêu chuẩn: “Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”.
PV: Nghị quyết TƯ 4 đã nhắc đến vấn đề “lợi ích nhóm”. Dường như đây là vấn đề không mới và có tác động mạnh đến công tác cán bộ, thưa ông? 

Continue reading →

 

PHẢN PHÁO (!?)

Bùi Văn Bồng

Sách binh pháp xưa đã dạy: “Vào trận cần biết chịu trận mới thắng được đối trận”. Đối trận còn được gọi là kháng cự, chống trả, nhẹ hơn gọi là đối phó. Sau này người ta thường dùng từ “phản pháo” để chỉ ra hành động này của đối phương trên mặt trận. “Phản pháo” trở thành một thuật ngữ chuyên môn quân sự đặt cho một loại chiến thuật khi mặt trận có sự xuất hiện của pháo binh. Nay, mượn thuật ngữ chuyên dùng quân sự ấy, người ta nói đến “phản pháo” là ám chỉ sự chống trả của “đối phương” khi có người khác phê bình, chống lại, tấn công, truy tội. Phê bình và tự phê bình hiện nay cũng có sự “phản pháo”- đó là quy luật 

Continue reading →

Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc

 

Bầu Kiên có lẽ là một trong những doanh nhân bí ẩn nhất trong số những người giàu có trên sàn chứng khoán Việt Nam, bởi thông tin về chuyện kinh doanh của ông vừa thực vừa hư

Theo NCĐT

Nhà đầu tư Nguyễn Đức Kiên thường được gọi bằng cái tên ngắn gọn giống như một số doanh nhân khác là “bầu” Kiên, bởi ông là ông bầu của một câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào. 

Continue reading →

*

*

+ĐỪNG NÉM TIỀN CỦA DÂN VÀO NỢ XẤU! (Bùi Văn Bồng):Những thông tin trên đang đặt ra nhiều lo ngại rằng, với hơn 48.700 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động từ đầu năm đến nay, sẽ còn bao nhiêu vụ phá sản, vỡ nợ tương tự, tác động xấu đến hoạt động của các ngân hàng thương mại?

 

+Quần chúng làm việc nghĩa: xây dựng đảng(Nguyễn Thông):Không thiếu gì những người không phải đảng viên, chỉ là quần chúng, nhưng nhân cách và việc làm của họ nhiều đảng viên còn lâu mới theo kịp.

 

+Hội chứng chào mừng (TN):Sự thật là chính quyền thì cần có thành tích để báo cáo để chào mừng, doanh nghiệp thì cần được ưu tiên, được tạo điều kiện, nhất là trong việc vượt qua ma trận thủ tục hành chính, nên mới đẻ ra những kiểu bắt tay hài hước như vậy.

 

+Chính quyền trấn an vụ bắt giữ Bầu Kiên (BBC):Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những tuyên bố đầu tiên về vụ bắt giữ ‘ông trùm ngân hàng’ Nguyễn Đức Kiên giữa bối cảnh các thị trường tài chính và chứng khoán xuất hiện dấu hiệu hỗn loạn.

 

+Đại bác chỉnh đốn? (Cu Làng Cát): Nếu đồn đoán đó là đúng thì chắc chắn tới đây sẽ còn nhiều người theo gót bầu Kiên vào quyết định khởi tố, triệu tập. Người ta hy vọng đây thực sự là quả đại bác chỉnh đốn rõ ràng, rành rẽ.

 

+Bầu” Kiên – sự cảnh tỉnh cho những ai còn ý định “xây nhà trên cát” (DLB): Khi một cơ chế mà sự phân phối thu nhập dựa vào yếu tố “xã giao” thì sự thành công về mặt vật chất chứa đựng nhiều bất công và may rủi. Nó tạo ra một hệ thống quản lý dựa trên cái sai của mỗi người.

 

+Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật (Cầu nhật Tân): Khả năng sẽ có nhiều nhân vật khác bị bắt tiếp. Có những dấu hiệu cho thấy một cuộc thanh trừng nội bộ quy mô lớn đã được phát động.

 

+Tránh tự mắc bẫy (TN):”Biển Đông có vẻ tạm yên lắng nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không để thời gian này kéo dài.”

 

+HOÀNG QUANG THUẬN XÉO RA KHỎI NHÀ TÔI NGAY! (Nguyễn Trọng Tạo):Thì ra cái tay Thuận này dính dáng đến một vụ án, mà nhân vật chính bị tử hình. Tôi giật mình, vì Minh Phụng bị tử hình rồi mà vẫn còn hiện hồn về đòi lại Thuận chiếc xe hơi. Thì ra kẻ lừa đảo văn thơ đâu chỉ lừa đảo văn thơ.

 

+Vụ Nguyễn Đức Kiên bị bắt : Đấu đá trong nội bộ Đảng?  (RFI):Lãnh vực tài chính Việt Nam hôm nay 21/08/2012 đã rúng động sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những nhà tài phiệt mạnh mẽ nhất trong ngành ngân hàng, đã bị bắt vì kinh doanh trái phép. Ngân hàng Trung ương đã phải công khai can thiệp để tránh tình trạng hoảng loạn. Theo các chuyên gia, thì vụ này có thể liên quan đến đấu đá trong nội bộ Đảng.

 

+Nền chính trị hại dân của Mao trong thời kì Đại Nhảy vọt ở Trung Quốc: Lời nói đầu cho cuốn “Bia mộ” (Lê đông xuống đoài): đây là “Lời nói đầu” của tác phẩm Bia mộ (Mubei – 墓碑). Bộ sách hai tập dầy này của Dương Kế Thằng là công trình nghiên cứu điều tra nhiều năm về nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc. Tai họa này đã làm chết khoảng 36 triệu người.

 

+Hoa Kỳ hoan nghênh Miến Điện tuyên bố bỏ kiểm duyệt báo chí (RFI): Giá Việt Nam hoan nghênh và làm theo thì hay quá!

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

Bữa cơm đạm bạc của đại gia

Bình luận về bài viết này