Bản Tin 09/08/2012: Lòng yêu nước đã bị lợi dụng như thế nào? — Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì? — Sinh viên – bạn nghĩ gì? — Nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của TS Tô Văn Trường với báo điện tử VTCNews về cảng Lạch Huyện — Nhân sĩ trí thức Việt Nam lại kiến nghị về Biển Đông và dân chủ — Sợ ! (Blogger Người Buôn Gió) — Đơn tố cáo Đài truyền hình Hà Nội vu khống người biểu tình — Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam đình chỉ trấn áp quyền hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận — Sự nhu nhược của triều đình

Lòng yêu nước đã bị lợi dụng như thế nào?

Hoàng Ninh

Những ai trực tiếp chứng kiến cuộc biểu tình sáng ngày 5/8/2012 tại Hà Nội mới hiểu được bộ mặt thật của Đài truyền hình Hà Nội đằng sau cái thông tin “quần chúng nhân dân và lực lượng an ninh đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người biểu tình”. Đó là một sự xuyên tạc sự thực và vu cáo trắng trợn những con người đang đấu tranh cho đất nước, Đài truyền hình Hà Nội đã dùng uy tín của mình để bôi nhọ danh dự, xúc phạm đạo đức con người. Cái lời hứa suông “cung cấp bằng chứng” ấy sẽ chẳng bao giờ được thực hiện cho tới khi một video giả mạo được làm ra. Những người đã xuống đường biểu tình hôm đó có thể khởi kiện Đài truyền hình Hà Nội tội vụ khống người yêu nước, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác.

Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì?

Nguyễn Hữu Quý

Hơn một tháng rưỡi nay, kể từ ngày 21/6/2012, khi Quốc hội Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM, thì Trung cộng không ngừng tiến hành các hành động leo thang xâm lược Việt Nam. Trên thực tế, Trung cộng đã mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và bước đầu đang rất thành công.

Có thể nói, so với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979; thì phương pháp tiến hành chiến tranh xâm lược của Trung cộng lần này rất nguy hiểm, được chuẩn bị công phu, bài bản…, kết quả là không cần tốn một viên đạn, nhưng nó là điểm khởi đầu cho một cuộc thôn tính lãnh thổ, nếu nhìn nhận vấn đề ở bên gây chiến thì sẽ là rất “ngoạn mục”, bởi lẽ, khoảng 1,20 triệu km2 lãnh hải được Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) cấp “sổ đỏ” cho Việt Nam đang từng bước, từng ngày rơi vào tay Trung cộng.

clip_image002

Trung cộng mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 02/1979

Sinh viên – bạn nghĩ gì?

Nguyễn Thị Từ Huy

Bạn đã bao giờ gặp tình huống này chưa: Để lảng tránh giải thích cho bạn về một vấn đề nào đó, về một hiện tượng tiêu cực, về một sự khuất tất hay một bất công nào đó, người ta trả lời bạn: “Cái nước mình nó thế, đừng có hỏi!”?

Đã bao giờ bạn đưa phong bì cho giáo viên, và thay vì dằn vặt xấu hổ, bạn tự nhủ: “Cái nước mình nó thế”, rồi cảm thấy thanh thản?

Tôi giả định rằng bạn đủ nhận thức để hiểu cái nước mình nó thế là nó như thế nào, nên không luận giải về điều đó ở đây. Tôi chỉ muốn đề cập tới, một cách chưa đầy đủ, thái độ nào có thể có đằng sau câu nói đó. “Cái nước mình nó thế” là một mệnh đề tiêu biểu cho sự bất lực, cho sự đầu hàng vô điều kiện, sự nô lệ cho hoàn cảnh và nô lệ cho chính mình. Mệnh đề này thể hiện sự kìm kẹp, sự trói buộc từ bên trong của mỗi cá nhân, hậu quả của sự trói buộc dài hạn từ bên ngoài. Và nó cũng thể hiện sự lảng tránh trách nhiệm. Để tránh hành động, để chấp nhận cái xấu, cái ác, cái tồi tệ, nhưng đồng thời để tránh phải chịu trách nhiệm về cái xấu, cái tồi tệ và cái ác, người ta nói với bạn: “Cái nước mình nó thế”.

Chảy máu chất xám – Cần có một kế hoạch dài hơi và cái nhìn xa hơn

Vũ Thị Nhuận

Viện Y khoa, Đại học Tokyo, Nhật Bản

Tôi đọc loạt bài “Máu chất xám vẫn chảy” của tác giả Thanh Nguyên đăng trên trang Báo mới, bản thân tôi có rất nhiều những suy tư trăn trở, không phải mới gần đây mà từ rất lâu, tuy nhiên khả năng có hạn nên không dám bàn về vấn đề này. Đến bây giờ, sau hơn 10 năm thực hiện, đề án đang có chiều hướng bế tắc và cho thấy nhiều nút thắt mà những nhà hoạch định cần xem xét thấu đáo nếu có ý định “sửa đổi” hay “cải biên” cho phù hợp hơn. Vì vậy, tôi chỉ nói lên những suy nghĩ của cá nhân sau khi có những quan sát và trải nghiệm.

Nguyên văn bài trả lời phỏng vấn của TS Tô Văn Trường với báo điện tử VTCNews về cảng Lạch Huyện

TS Tô Văn Trường

Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp nhà nước KC08/11-15 Bộ Khoa học & Công nghệ

PV: Một số nhà khoa học và chuyên gia khi xem xét phương án xây dựng của Bộ Giao thông Vận tải cho rằng vị trí địa hình xây dựng cảng Lạch Huyện không hợp lý đối với cảng nước sâu khi khối lượng nạo vét quá lớn, chi phí thực hiện sẽ rất cao… Ông nghĩ sao về ý kiến này?

TVT: Phía Bắc cần một cảng nước sâu để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, lựa chọn vị trí nào để xây dựng lại là vấn đề cần suy nghĩ cẩn trọng. Chúng ta đã có cảng nước sâu Cái Lân. Lúc đề xuất dự án này cũng đã có rất nhiều ý kiến phản đối, chủ yếu do vị trí quá gần di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long (UNESCO cũng có ý kiến quan ngại). Lãnh đạo thì kiên quyết bảo lưu ý kiến phải xây dựng cảng Cái Lân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của miền Bắc, hỗ trợ thậm chí thay thế phần lớn phần việc của cảng Hải Phòng; ý chí này vẫn “kiên định” kể cả khi phát hiện đá tảng tại vùng nước sâu âm 8 m trước bến (phải tốn kém rất nhiều để tiến hành phá nổ khoảng 160.000 m3 đá ngầm để tạo đủ độ sâu cho vũng quay trở tầu dự kiến). Kết quả cuối cùng, trớ trêu là cảng Cái Lân không hoạt động hiệu quả như kỳ vọng, trong đó có việc luồng ngoài vào cảng chỉ đáp ứng tàu 15.000 tấn, trong khi bến tàu có khả năng đáp ứng cho tàu 40.000 tấn! Câu hỏi đặt ra tại sao vị trí cảng Cái Lân hóa ra là không phù hợp và tại sao vị trí cảng Lạch Huyện lại phù hợp hoặc không phù hợp với cảng nước sâu là các câu hỏi không thể trả lời ngay, nếu chỉ dựa trên thông tin, số liệu do chủ đầu tư cung cấp. Xin lưu ý là cảng Cái Lân cũng do tư vấn JICA và nhà thầu là Công ty Nippon Koei thực hiện, sau đó thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều sai phạm của chủ đầu tư có liên quan đến nhà thầu này!

Nhân sĩ trí thức Việt Nam lại kiến nghị về Biển Đông và dân chủ

Thụy My

Trong lá thư ngỏ đề ngày 06/08/2012, các nhân sĩ trí thức năm ngoái đã hai lần gởi kiến nghị lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam về tình hình đất nước, nay lại bày tỏ ý kiến trước việc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền quốc gia Việt Nam, đồng thời đề nghị cải cách toàn diện về chính trị.

clip_image001

Nhóm nhân sĩ trí thức ở Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc, ngày 05/06/2011 (Courtesy Cao Lập)

Sợ !

Blogger Người Buôn Gió

Thứ Hai vừa qua có người hỏi:

– Liệu còn biểu tình nữa không?

Trả lời:

– Không biết, tôi thì sợ rồi.

Người kia tròn mắt.

– Mày mà biết sợ?

Trả lời:

– Sợ thật.

Quả thật là tôi đã sợ.

Ân xá Quốc tế yêu cầu Việt Nam đình chỉ trấn áp quyền hội họp ôn hòa và tự do ngôn luận

Trọng Nghĩa

Ba ngày sau vụ câu lưu hàng chục người tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông, Ân xá Quốc tế (Amnesty International), vào hôm qua 07/08/2012, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp quyền hội họp ôn hòa cũng như quyền tự do ngôn luận. Trên trang web của mình, tổ chức bảo vệ nhân quyền – trụ sở tại Anh Quốc – đã tố cáo các vụ tạm giam, coi đấy là hành vi hù dọa những người chỉ muốn biểu tình ôn hòa.

clip_image001

Trước cửa trung tâm Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà, nơi chính quyền Hà Nội bắt giữ người biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, 05/08/2012. (DR)

Nhật Bản có thể từ bỏ năng lượng hạt nhân từ năm 2030

Thanh Phương

Trong một cuộc họp báo hôm nay 07/08/2012 tại Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano vừa tuyên bố là nước này có thể từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân kể từ năm 2030, mà không gây tổn hại đến nền kinh tế.Ông Edano đã tuyên bố như trên khi trả lời một câu hỏi về những tác động tiêu cực của việc ngưng hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân từ đây cho đến năm 2030.

clip_image001

Nhà máy điện hạt nhân Ohi chụp từ trên không ngày 16/7/2012 (Hiện tại Nhật chỉ có 2 trên tổng số 50 lò phản ứng hạt nhân còn hoạt động). REUTERS/Kyodo

*

Sự nhu nhược của triều đình

Lê Mai

Lịch sử dân tộc VN ta là lịch sử chống xâm lăng gắn liền với những chiến công hiển hách. Nhân dân thì bao giờ cũng anh hùng, chỉ có “triều đình” hoặc là sáng suốt, dũng cảm hoặc là nhu nhược, khiếp sợ quân giặc. Chính vì vậy, nếu “triều đình” nào sáng suốt, dũng cảm, lãnh đạo giỏi thì bất cứ kẻ thù nào, dù mạnh đến đâu, cũng đều bị ta đánh bại.

Ngược lại, nếu “triều đình” nào nhu nhược, khiếp sợ quân giặc, lãnh đạo kém thì đều dẫn đến nguy cơ mất nước. Continue reading →

ĐỪNG KÉO DÀI SỰ LẠC ĐIỆU

Bùi Văn Bồng

Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Trường Sa lần trước, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nói: “Biểu tình là có sự xúi giục, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch”. Năm ngoái, chính quyền Hà Nội cũng nói vậy. Nhưng cho đến nay, cả một bộ máy và lực lượng công an hùng hậu của Hà Nội vẫn chưa bắt được một kẻ nào trong “thế lực thù địch” nguy hiểm ấy đem ra xét xử trước pháp luật cho dân được biết. Hôm mới rồi, sau cuộc biểu tình ngày 5-8, các báo, đài ở Hà Nội cùng nói lại như vậy? Continue reading →

*

+Tình hình chính trị Trung Quốc và vấn đề biển Đông (PL Tp HCM):Các nhà lãnh đạo đảng ở Trung Quốc đang lo ngại mất dần quyền kiểm soát đối với các tướng quân đội trong khi các tướng đang muốn có ảnh hưởng nhiều hơn trong công tác chính trị và hoạch định chính sách quốc gia.

+Trần Minh Thảo: BIỂN ĐÔNG THẬT GIẢ (Ba Sàm). “Nên hiệp đồng tác chiến với bạn vàng 16 chữ vì chủ nghĩa xã hội (thực ra là vì lợi ích thân tộc, cánh hẩu), coi chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc là thứ yếu, hay nên từ  bỏ lợi ích cánh hẩu, quay về với dân và phần văn minh tiến bộ của nhân loại?

+Tống Văn Công – Trỗi dậy và sụp đổ (Viet-stadies):Chương cuối của Giấc mơ Trung Quốc có tiêu đề “Kêu gọi Thuyết Trung Quốc sụp đổ”! Nếu xử lý không đúng thì “nước lớn trỗi dậy cách nước lớn sụp đổ chỉ có một bước”.

+ Người Trung Quốc đánh cá ở Quảng Ninh (SGGP): Đánh cá là phụ  tận diệt biển Việt Nam là chính, thật thâm hiểm và đê tiện

+Nhà Nguyễn (Nguyễn Thông):Thế hệ chúng tôi ở miền Bắc nay nhiều người đã U60, U70, được dạy dỗ trong nhà trường, đọc báo nghe đài, chỉ biết rằng nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cực kỳ phản động, hại dân hại nước

+Việt Nam phải làm gì nếu bị Trung Quốc tấn công? (Choa Blog):CHÍNH PHỦ VIỆT NAM ĐÃ CÓ CÁCH GIỮ TRƯỜNG SA CHƯA?

+Phục vụ dân hay chăn dân (Đào Tuấn):“Từ một chữ ‘cấm’ trong văn bản hành chính đến hoạt động ‘vận động thuyết phục nhân dân’ không chỉ là khoảng cách rất xa từ trụ sở cơ quan quản lý nhà nước đến chợ dân sinh, cũng không đơn giản chỉ là vấn đề ‘phòng máy lạnh và thực tế’. Nó còn là khoảng cách xa vời vợi giữa cách thức chăn dân và phục vụ dân, về bản chất cai trị và phục vụ của chính quyền”.

Bình luận về bài viết này