Tag Archives: Quyền biểu tình

Bản Tin 30/07/2012: Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân — Nhật Bản: Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân — Những người không yêu nước mình — Khôn khéo gì cũng không bằng lòng tự trọng dân tộc — Không chỉ là chuyện cá nhân hai nhà báo — Nổ lớn tại nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa — Đơn tố cáo hành vi cản trở quyền biểu tình

Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: người dân

Elizabeth C. Economy,Council on Foreign Relations, 26 July 2012

Trần Ngọc Cư dịch

clip_image001

Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại thành phố biển Beidaihe để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ. Từ Bắc Kinh đến Giang Tô đến Quảng Đông, công dân TQ đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên Internet và hành động của họ được cảm nhận trên đường phố. Chẳng hạn trong vụ ngập nước khủng khiếp tại Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Cho đến thời điểm này, theo ước tính của chính quyền địa phương, vụ ngập nước đã gây ra 1,88 tỉ đôla thiệt hại, khiến 65.000 cư dân phải sơ tán và 77 người thiệt mạng. Chính quyền địa phương rõ ràng thiếu chuẩn bị: hệ thống báo động trước không hoạt động; tin tức cho biết nhân viên cảnh sát bận viết giấy phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là giúp đỡ người dân đang cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí vẫn tiếp tục thu tiền khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang dâng cao. Sự chỉ trích của người dân đối với cách thức chính phủ đối phó cuộc khủng hoảng này vẫn tiếp diễn không khoan nhượng, và ngay cả tờ Hoàn cầu Thời báo của Nhà nước cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị thiệt hại vì đã đáp ứng yếu ớt trước sự mong đợi của dân chúng.

Tin tức khủng hoảng hạt nhân Fukushima cập nhật từ ngày 20 đến 23 tháng 07 năm 2012

Christine McCann, Greenpeace 24/7/2012

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng biên tập và giới thiệu

Đây là bản tin gần nhất của kể từ cuộc khủng hoảng diễn ra tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật Bản.

Chính phủ điều tra thảm họa hạt nhân Fukushima

Ủy ban điều tra tai nạn tại các nhà máy điện hạt nhân Fukushima, một Ủy Ban được Chính phủ bổ nhiệm đặc trách điều tra nguyên nhân của thảm họa hạt nhân Fukushima, công bố báo cáo cuối cùng của họ vào ngày 24/7/2012, nhưng kêu gọi Chính phủ cho phép họ được tiếp tục điều tra. Các chuyên gia nói rằng tất cả các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng đã không được phát hiện, bởi vì mức độ nhiễm xạ liên tục gây tử vong cao tại các lò phản ứng đã ngăn cản cuộc điều tra một cách sâu sát. Ngoài ra, Ủy ban còn thúc giục Chính phủ xác định lý do tại sao hơn 600 người đã chết trong quá trình sơ tán kéo dài.

Nhật Bản: Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân

Đức Tâm

Hôm nay, 29/7/2012, AFP ghi nhận là hàng ngàn người Nhật Bản đã tập hợp ở thủ đô Tokyo, để biểu tình đòi chính phủ từ bỏ điện hạt nhân. Những người biểu tình nối tay nhau, lập thành một hàng rào xung quanh trụ sở Nghị viện Nhật Bản.

clip_image001

Biểu tình chống điện hạt nhân tại Tokyo, 16/07/2012. REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Những người không yêu nước mình

Nguyễn Thế Thịnh

Hôm qua, tôi nhận được lời nhắc từ những người làm tư tưởng vốn ở chỗ quen biết, rằng, cái “phố Tàu” ở Hà Tĩnh là các công ty Trung Quốc đầu tư vào VN, không nên xoi mói, bới lông tìm vết theo kiểu bài Hoa (Vì sáng qua báo tôi – Thanh Niên – có đăng bài “Phố Tàu” ở Hà Tĩnh).

Tôi ngạc nhiên lắm, nghĩ, đầu tư nước ngoài hay đầu tư ngoài hành tinh vào VN thì cũng phải tuân theo luật pháp VN, ở thì phải đăng ký, lao động thì không thể sử dụng hộ chiếu du lịch, bảng hiệu thì phải dùng chữ Việt (chữ TQ phải nhỏ hơn), xe máy thì không được chở ba, lấy vợ người Việt thì phải đăng ký… Chứ sao họ muốn làm chi ta cũng phải im lặng mà nín nhịn? Cách nhắc nhở trên tôi không phục, và nghĩ, nếu “ông tư tưởng” ra Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mà xem, mà nghe người dân ca thán, chắc hẳn ông đã không có những lời nhắc vô cảm trên.

Khôn khéo gì cũng không bằng lòng tự trọng dân tộc

Trần Kinh Nghị

clip_image001

Tối qua  xem chương trình mít tinh nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân GPNDTQ thấy sống mũi cay như đang ăn ớt kim uống rượu Mao Đài.

Vẫn biết khôn khéo, mềm mỏng là quốc sách… Nhưng lần này khó mà nuốt được chén rượu đắng này quá! Ngoài kia tàu QGPNDTQ đang hộ vệ hàng đàn tàu cá của bọn “ngư phủ” trá hình ngang nghiên  và trắng trợn xâm phạm sâu trong vùng biển của ta suốt từ Bắc chí Nam cả ngày lẫn đêm không chỉ để đánh bắt cá mà còn bắt, cướp tàu, hành hạ dân chài của ta. Chúng còn nhảy vào giữa sân nhà ta rao bán 9 lô dầu khí đồng thời thành lập “Thành phố biển Tam Sa” nữa chứ! Chưa hết, hiện tại hàng đàn tàu chiến máy bay và lính thủy đánh bộ của QGPNDTQ  đang chuẩn bị “tập trận” tại Trường Sa chưa biết sẽ giở trò gì (?). Nghĩa là Quân GPNDTQ đang áp sát cửa nhà của ta rồi đó!

Mỹ nghi ngờ có nội gián trong vụ tập đoàn Trung Quốc mua công ty Nexen

Đức Tâm

AFP ngày hôm qua 28/7/2012, đưa tin, chính quyền Mỹ đã đệ đơn kiện vụ vụ Tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc – CNOOC, mua công ty sản xuất dầu khí Canada Nexen, vì nghi ngờ có «thông tin nội gián».

clip_image001

Một cơ sở khai thác dầu cát của công ty Nexen tại Fort McMurray, Alberta, miền tây nam Canada. REUTERS

Không chỉ là chuyện cá nhân hai nhà báo

Đào Tuấn

clip_image001

Tự do báo chí, suy cho cùng, trước hết phải ở việc các nhà báo không bị cản trở khi tiếp cận thông tin. Hoặc giản dị hơn, những kẻ cản trở, dưới bất cứ hình thức nào, phải bị xử lý nghiêm minh.

Thông tin “không khởi tố vụ án hình sự” đối với vụ 2 phóng viên VOV bị hành hung dã man đã được Phó Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên chính thức xác nhận. Trả lời Tuổi Trẻ, Đại tá Nguyễn Văn Minh lý giải là vì “Không cần thiết”. Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hưng Yên Dương Văn Cảnh sau đó giải thích: 2 nhà báo đã đề nghị không giám định thương tật, trong khi với tội danh “cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác”, phải có kết quả giám định để xem xét có thể khởi tố vụ án hình sự được hay không.

Phải khẳng định dư luận hoàn toàn không bất ngờ với hướng xử lý vụ việc của Hưng Yên. Tuy nhiên, sau khi có thông tin chính thức, một câu hỏi cay đắng không thể không đặt ra “Liệu các nhà báo phải bị đánh đến như thế nào? Hay phải tử vong tại chỗ?” thì vụ án hình sự mới được khởi tố. Việc một vụ án quá rõ ràng, có đầy đủ nhân chứng, vật chứng và gây công phẫn xã hội xử lý theo kiểu “mưa to như mưa nhỏ”, sẽ tạo ra một “tiền lệ Hưng Yên” cực kỳ nguy hiểm cho phép những nhân viên công vụ trong chính quyền thoát tội miễn đòn hội đồng không gây thương tích “đến 11% sức khỏe”, hoặc vì sức ép nào đó, nạn nhân từ chối giám định, đề nghị không khởi tố vụ án.

Nhãn:
*

Đường lưỡi bò ở đâu ra? – Kỳ 1

MANH NHA XÂM CHIẾM HOÀNG SA- TRƯỜNG SA

Mỹ Loan 

Tư liệu trong suốt chiều dài “lịch sử” kéo từ thời Tần, Hán cho đến sau Thế chiến thứ II (1945), Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được những chứng cứ có thể chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong phần đất của họ.

Trung Quốc cũng luôn tuyên bố có chứng cứ đầy đủ về “đường lưỡi bò” hay còn gọi là đường chín đoạn Continue reading →

*

11%

Phạm Thị Hoài

Bị một bãi nước bọt nhổ vào mặt là phải chịu bao nhiêu phần trăm tỉ lệ thương tật? 0%, kể cả trước khi rửa. Ở Đức, hành vi đó bị coi là xâm phạm cơ thể. Bật nhạc quá to trước 6 giờ sáng và sau 8 giờ tối là xâm phạm tai hàng xóm. Để đèn quá sáng trước cổng nhà mình là xâm phạm mắt thiên hạ. Một người lái ô tô phanh quá gấp trước đèn đỏ Continue reading →

*

+30 tàu cá Trung Quốc chạm trán 40 tàu cá Việt Nam trên biển Đông?(GDVN):Vụ chạm trán trên biển Đông giữa 30 tàu cá Trung Quốc với 40 tàu cá Việt Nam xảy ra ngay ngày đầu tiên 30 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa

 

+Sách trắng Nhật cảnh báo quân đội Trung Quốc (TT):Sách trắng sắp công bố về quốc phòng của Nhật Bản cảnh báo quân đội Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc ra quyết định với chính sách đối ngoại của siêu cường mới nổi tại châu Á

 

+Một ngày có hai tin buồn( Bà Đầm xòe):Tin thứ nhất, mẹ bloger Tạ Phong Tần tự thiêu và tin thứ hai là nhà của giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa bị nổ bom.

 

+Trung Quốc và chính sách ngoại giao súng ống (VnMedia) :D ù luôn miệng nói những lời dịu êm về việc không tìm kiếm vị trí bá quyền nhưng những hành động của Trung Quốc gần đây trong việc đòi chủ quyền một cách phi lý đối với 80% Biển Đông đã thể hiện rõ bản chất hung hăng và ý đồ tham lam của nước này.

 

+Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông? (VnEx):Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.

 

+Ngân hàng phải dùng lợi nhuận giải quyết nợ xấu! (TN):Lợi nhuận cao, kinh doanh hiệu quả nhất trong nền kinh tế, ngành ngân hàng (NH) hoàn toàn có thể tự xử lý nợ xấu của chính họ xuống mức an toàn.

 

+Nổ lớn tại nhà giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa (TT):Khoảng 6g10 sáng nay 30-7, một vụ nổ bất ngờ xảy ra tại nhà số 54 đường Phan Chu Trinh (P.Vạn Thạnh, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

 

+“Tôi sợ mặt trái văn hóa Hà Nội” (VNN):“Nói đến Hà Nội bây giờ chỉ là một mớ hỗn độn, đầy rẫy tham nhũng, chộp giật, không khí ngột ngạt, chi phí đắt đỏ nhưng chất lượng lại kém, tắc đường. Đây chỉ là một cái chợ để đầu cơ, lừa đảo”

 

+Báo Yomiuri : Nhật cần liên kết với Philippines và Việt Nam (NLG):Nhật Bản đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương muốn biến biển Đông thành “biển của Trung Quốc” và làm dịu căng thẳng thông qua đối thoại với Việt Nam.

 

+Hợp sức đấu tranh cho chủ quyền VN (TTMobile):Ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu biển Đông, cho rằng cần hợp sức cả hai lực lượng chuyên gia sử học và chuyên gia công pháp quốc tế thành một mặt trận thống nhất đấu tranh cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trên trường quốc tế.

 

+Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ (TN):Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.

 

+Bùng phát nhà sai phép do chính quyền ‘tiếp tay’ (VnEx):”Thay vì xử lý, các cơ quan chức năng lại chụm vào hợp thức hóa sai phạm, làm theo yêu cầu của chủ đầu tư”

 

+Nhật Bản : Biểu tình lớn ở Tokyo đòi bỏ điện hạt nhân (RFI): Hôm nay, 29/07/2012, AFP ghi nhận là hàng ngàn người Nhật Bản đã tập hợp ở thủ đô Tokyo, để biểu tình đòi chính phủ từ bỏ điện hạt nhân.

 

+Đơn tố cáo hành vi cản trở quyền biểu tình (Nguyễn Tường Thụy):Tôi viết đơn tố cáo này dưới hình thức ngỏ vì kinh nghiệm cho tôi biết, đơn từ dưới mọi hình thức khác không đến tay Chủ tịch được, không bao giờ được trả lời. Tôi hy vọng may ra bỗng nhiên Chủ tịch đọc được trên mạng.

 

+Biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc! (CA Tp HCM): bất ngờ báo công an SG!

 

+UY TÍN VÀ UY QUYỀN (NLG/HDTG): Sẽ ít có chuyện để bàn, nếu như chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ (lên CNXH) không có quá nhiều vấp váp, nhất là về đạo đức, lối sống, tệ mất dân chủ, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng và những bất công phát sinh.

 

+CSIS : Mỹ cần đưa thêm tàu chiến đến Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc (RFI):Vào lúc Hoa Kỳ đang triển khai chiến lược xoay trục sang châu Á, trung tâm tham vấn CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế) tại Washington đã khuyến cáo bộ Quốc phòng Mỹ đưa thêm chiến hạm đến vùng Thái Bình Dương.)

 

+‘Không đủ cơ sở truy tố’ (BBC) – Công an Hưng Yên nói không đủ cơ sở truy tố hình sự các đối tượng đánh phóng viên VOV

 

+Vì sao Trung Quốc ‘ngang nhiên’ ở Biển Đông? (VNN):Những diễn biến gần đây ở khu vực tranh chấp Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một “chuỗi phản ứng quyết liệt” trong cách tiếp cận ở vùng biển này.

 

+NHỮNG TRỞ NGẠI ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHÂU Á VÀ MỸ (ABS):Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho phân tích ý nghĩa, nguyên nhân và nguy cơ nảy sinh từ chuỗi căng thẳng mới đây giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á – trong đó có Philíppin và Việt Nam – và được đẩy lên sau thất bại của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 12/7 tại Phnôm Pênh

 

+Thời khắc trỗi dậy của quân đội TQ ở Biển Đông? (VNN):Cánh cửa cơ hội đang khép lại đối với vấn đề Biển Đông. Liệu Bắc Kinh sẽ gây xung đột?

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

Ứa nước mắt!

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY 01/07/2012

LỜI KÊU GỌI !

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối và yêu cầu chấm dứt các hành động xâm phạm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang tiến hành, như mời thầu dầu khí, huấn luyện bắn đạn thật và tổ chức đua thuyền buồm.

> Khai trương đường dây nóng về Biển Đông
> Phản đối Trung Quốc đánh đập ngư dân Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị.

Ảnh: Chinhphu.vn

Ông Nguyễn Văn Hậu – TGĐ PVC trong cuộc họp báo chiều nay.

Ảnh : MQ – SGTT

3 giờ chiều ngày 27.6.2012 – Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt nam công bố các lô dầu khí thuộc chủ quyền Việt nam mà Trung quốc vừa mời thầu. Ảnh : MQ – SGTT

http://sgtt.vn/Thoi-su/165466/Tap-doan-Dau-khi-quoc-gia-Viet-Nam-phan-doi-va-yeu-cau-CNOCC-huy-bo-hoat-dong-moi-thau-sai-trai.html

Hưởng ứng tinh thần của Bộ ngoại giao Việt nam, các công dân Việt nam hãy cùng chung hành động thể hiện sự ủng hộ thái độ rõ ràng của người phát ngôn ngoại giao Việt nam bằng việc xuống đường biểu tình cùng nhau ngày 1 tháng 7 – tức ngày chủ nhật tới, vào lúc 8h sáng tại tượng đài Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm – HN.

Các công dân Việt nam hãy thực hiện quyền biểu tình của mình với một thái độ rõ ràng, lòng yêu nước của các bạn đang rất cần được thể hiện bằng hành động thực tế trong ngày mùng 1 tháng 7 tới.

Mời các công dân tham khảo bài viết dưới đây về : “QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN” và ” CẨM NANG BIỂU TÌNH”.

QUYỀN BIỂU TÌNH CỦA CÔNG DÂN

GS. TSKH VIỆN SĨ HOÀNG XUÂN PHÚ



Kẻ đúng thì rụt rè, do dự, vì e là phạm luật.
Người sai lại năng nổ, thẳng tay, bởi tin rằng có lý.



Biểu tình là một hoạt động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Nhưng đến nay,biểu tình (ngoài sắp đặt của cơ quan Nhà nước) vẫn còn là một chuyện tương đối xa lạ ở Việt Nam, thậm chí như một điều „phạm húy“. Biểu tình bị ngăn cản, dù có diễn ra thì người ta vẫn quanh co, không dám gọi đúng tên. Đa số người dân nhìn nhận quyền biểu tình như một thứ xa xỉ phẩm, không liên quan đến cuộc sống của mình, thậm chí còn nhìn nó như một miếng mồi nhử nguy hiểm: Ừ thì Hiến pháp cho phép đấy, nhưng cứ thử động vào mà xem… Vốn dĩ thuộc phạm trù đối nội, quyền biểu tình được nêu trong Hiến pháp trên thực tế chỉ còn để đối ngoại.

Cản trở đối với quyền biểu tình của công dân không chỉ xuất phát từ ý muốn được „yên ổn“ của những người cầm quyền, mà còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự nhầm lẫn về mặt lô-gíc: Cả hai phía đều coi việc chưa có Luật biểu tình chính là nguyên nhân khiến quyền biểu tình chưa được hay chưa thể thực thi.

Phía người dân tưởng là khi chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên đa số những người muốn bày tỏ chính kiến… vẫn im lặng. Ngay cả những người đã can đảm xuống đường vẫn cảm thấy chưa yên tâm, lo là hành động của mình có gì đó không ổn về mặt pháp luật, nên mới đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình.

Phía chính quyền thì coi các cuộc biểu tình không do họ hoặc các cơ quan Nhà nước tổ chức là bất hợp pháp, là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ… Có lẽ cũng do tin rằng chưa có Luật biểu tình thì không được biểu tình, nên một số người muốn trì hoãn việc ban hành Luật biểu tình, vì nếu có luật thì dù quy định ngặt nghèo đến đâu đi nữa, vẫn còn lại những quyền tự do tối thiểu, và không phải ai cũng muốn chấp nhận những quyền tối thiểu ấy của người dân.

Câu hỏi đặt ra là: Nên hiểu quyền biểu tình và mối quan hệ của nó với Luật biểu tình như thế nào cho đúng?

Quyền biểu tình trong Hiến pháp hiện hành

Cơ sở pháp lý để đánh giá về tính hợp pháp của hoạt động biểu tình là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định:

„Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.“
Đọc nguyên văn bài viết