Daily Archives: Tháng Bảy 3, 2012

Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng?

 

RFA 02/07/2012: Huế, Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc — Bất lực trước sự lừa bịp của phòng khám Trung Quốc? — VN vẫn chủ trương đàn áp biểu tình chống TQ — Âm mưu của Bắc Kinh

 

Huế, Sài Gòn, Hà Nội đồng loạt biểu tình chống Trung Quốc

2012-07-02

Người Việt Nam đã đồng loạt xuống đường tại 3 thành phố lớn Huế-Sài Gòn-Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ nhật 1 tháng 7, mặc dù trước đó nhiều ngày công an đã biết trước và thi hành những biện pháp ngăn chặn trước.

Bất lực trước sự lừa bịp của phòng khám Trung Quốc?

2012-07-03

Trong suốt hơn 2 tuần qua dư luận ngày một tỏ ra bất bình với tình trạng các phòng khám bệnh Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng lộng hành trong việc không cung cấp chất lượng dịch vụ như đã quảng cáo

VN vẫn chủ trương đàn áp biểu tình chống TQ

2012-07-02

Biểu tình chống Trung Quốc có hành động ngang ngược vi phạm chủ quyền của Việt Nam, cũng như ủng hộ Luật Biển mà Quốc hội thông qua diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn hôm ngày 1 tháng 7.

Âm mưu của Bắc Kinh

2012-07-02

Mặc dù thường xuyên tuyên bố một nước Trung Quốc “trỗi dậy” luôn trong tinh thần “sống chung hoà bình”, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh không ngần ngại công khai ngày càng ráo riết đe doạ bằng võ lực để thực hiện tham vọng bành trướng và bá quyền, nhất là liên quan lãnh hải ở biển Đông.

Chia tay Euro 2012

2012-07-02

Không tin cũng phải tin: cả thế giới vừa chứng kiến những hình ảnh của lịch sử.

DCCT 03/07/2012: Linh mục và giáo dân Giáo điểm Con Cuông, Nghệ An tiếp tục bị đàn áp — Mùa hoa dầu bay (Chịu chức linh mục chui – Chứng nhân) — Tôi có tự do ?

Bản Tin Ngày 03/07/2012: Hết rồi nhé, giấc mơ đắng chát. Nhìn lại đi, đời thực chua cay — Ngày 1.7: Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn — Ngăn chư tăng biểu tình chống TQ? — Về việc cưỡng chế bắt giữ trái pháp luật và hành hung — Cấp cứu nông thôn — Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam

 

Hết rồi nhé, giấc mơ đắng chát. Nhìn lại đi, đời thực chua cay

Hà Văn Thịnh

Việc Trung Quốc trơ tráo; cạn mực tàu, ráo cỏ máng, ngang ngược đứng ra “mời thầu” 9 lô thềm lục địa có nhiều tiềm năng dầu khí thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đã lột trần bản chất không bao giờ thay đổi của chủ nghĩa bành trướng đại Hán tham tàn. Có lẽ, điều “tốt đẹp” nhất của nó là đã thức tỉnh được (?) những giấc mơ xuẩn ngốc cuối cùng, chút lương tri sau cùng của tất cả những ai lâu nay vẫn cố tình mơn trớn sự cả tin của con người về 16 chữ vàng, 4 tốt…

Trong lịch sử ngoại giao – lễ tiết của loài người, chưa từng thấy ở đâu, bao giờ, cái “nguyên tắc” “nói dối vụ lớn” của Adolf Hitler lại được thực thi vô liêm sỉ đến cùng tận như cách thức mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đang hành xử. Họ muốn chứng minh rằng họ bất chấp tất cả, dám làm những điều không ai dám; họ đưa miệng súng chiến tranh chọc thẳng vào mồm của những kẻ chí tư, vô công, luôn sợ dân hơn sợ giặc mà thời nào cũng có. Sự “bất ngờ” của cái phi lý tột cùng được đẩy thành cái nóng bức tận cùng của một mùa Hạ đau đớn, thật ra, chi là không ngờ với những kẻ xuẩn ngốc, u mê. Ngay từ thời Hán – thời Việt Nam được coi là một “quận” của “thiên triều” thì đã tồn tại cái lệnh chỉ bán cho dân Giao Chỉ lừa, bò, ngựa đực, không bán giống cái, kẻo dân Giao Chỉ giàu có! Thử ngẫm mà xem, xem xem nó có giống với chuyện mua chân trâu bò, mua mèo, mua rắn, mua gỗ sưa, mua khoai, khai thác boxit, nuôi cá bè Cam Ranh…, suốt mấy chục năm qua hay không?

Ngày 1.7: Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyên Ngọc dịch

Sáng nay là một trong những ngày mà sự căm hận của một công dân bộc lộ vì không thể kìm nén được nữa. Căm hận một cuộc gây hấn ngày càng công khai, càng dấn sâu, càng xúc phạm của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Cùng với niềm căm hận ấy là sự ủng hộ chan chứa lòng yêu nước mạnh mẽ của những công dân đối với những ai, trong hàng ngũ lãnh đạo, trong nhiều tầng lớp xã hội và trong lòng nhân dân còn có ý thức về mức nghiêm trọng của mối uy hiếp ngoại bang và muốn ngăn chặn nó lại.

Xuống đường lúc này đối với tôi còn là một cách nhắc nhở các vị quan chức cao cấp ở Hà Nội (Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Điện ảnh) mà nhiều tuần trước tôi đã trao thư yêu cầu được lặp lại đã nhiều lần đỏi hỏi được chiếu bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”. Tôi chỉ đơn giản đòi rằng, bộ phim này, bây giờ càng nóng bỏng và mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Phải được công chiếu tại hai Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng như trên vô tuyến truyền hình Quảng Ngãi, nơi xuất phát của các ngư dân vốn là nạn nhân của các cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

biểu tình

Từ Quốc Hoài

biểu tình!

đừng sợ

đừng sợ con chữ này

cơn bão xé nát nhà cửa

tan tác những mảnh hạnh phúc

những cánh rừng lũ cuốn

ngoi ngóp những nóc nhà

rổ rá bèo bọt

Ngăn chư tăng biểu tình chống TQ?

clip_image001

Đại đức Thích Viên Hỷ cầm giấy ghi dòng chữ ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam’ trong chùa Giác Hoa

Về việc cưỡng chế bắt giữ trái pháp luật và hành hung

Trịnh Kim Tiến

Sáng 01-07, bạn Châu Văn Thi bị bắt và bị giam giữ tại đồn công an Tân Hưng, quận 7, Sài Gòn khi đang đi trên đường và chưa kịp tham gia biểu tình. Châu Thi hay còn gọi là Thi đen là một người bạn rất thật thà, tốt bụng, và đặc biệt là một người rất chăm chỉ làm việc. Năm ngoái bạn đã bị đánh khi tham gia biểu tình tại Sài Gòn ngày 17/07. Bạn chưa bao giờ làm gì trái đạo đức hay luật pháp, mà chỉ tham gia vào các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Sáng ngày 02- 07, chúng tôi, những người bạn của Thi, quen biết nhau qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã đến trước đồn Tân Hưng để đợi đón Thi về.

Khoảng 11h30, dưới áp lực của gia đình và bạn bè, an ninh và công an phường đã buộc phải thả Thi ra sau hơn 24 tiếng bị giữ trái pháp luật.

Cấp cứu nông thôn

Hà Sĩ Phu

Về tình hình đời sống nông dân nơi làng xã, nhà báo Hoàng Anh đã báo động trong một bức tranh rùng rợn: một xã nghèo mà phải cõng trên lưng tới 500… cán bộ! Thằng còng làm cho một đống thằng ngay ăn (ngay lưng chứ không ngay thẳng), mà ăn bẫm, đã không thể chịu nổi. Nhưng đâu chỉ có thế, cái đám cán bộ vô công rồi nghề ấy ăn xong rồi nếu cứ ngồi chơi phiếm thôi thì đã đành một nhẽ. Khổ nỗi, họ là cán bộ, phải lãnh đạo, lãnh đạo phải có quyền, có quyền ở nơi pháp quyền lỏng lẻo thì được tự do đục khoét, lạm thu sưu thuế, tự do “hành” dân vô tội vạ, và biến thành một lũ “cường hào mới” như bài của Diệp Văn Sơn dưới đây, thì nỗi đau khổ của dân biết là nhường nào?

Cảm ơn các tác giả Diệp Văn Sơn và Hoàng Anh đã mô tả thực tiễn ở nông thôn rất cụ thể, kỹ càng, sinh động, như một báo động khẩn cấp. Song phần đề xuất các giải pháp e chưa được tương xứng với tình hình. Giải pháp tuy nhiều nhưng vẫn xoay quanh cái trục “dân chủ cơ sở, dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra”, mà thực tế đã chứng minh rằng một khi đã thực hiện “Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý…” với nguyên tắc “tập trung dân chủ” thì cái quyền “dân làm chủ” ấy, nhất là ở cơ sở, chỉ còn là câu sáo ngữ hữu danh vô thực. Còn như yêu cầu sàng lọc cán bộ mà bộ máy sàng lọc vẫn do “ủy ban một nhà, chi bộ một họ thì hy vọng gì chứ?

Sở dĩ bộ máy công quyền ở nông thôn phình ra khủng khiếp như hiện nay, quá nhiều về số lượng và quá kém về chất lượng, là do mấy nguyên nhân căn bản:

– Duy trì hai bộ máy Đảng và nhà nước song trùng

– “Đảng hóa” mọi quyền lực, độc quyền toàn trị (đặc quyền thì có đặc lợi, điều này quan trọng!)

– Bệnh hình thức (cũng là một biểu hiện của giả dối)

– Bệnh gia đình chủ nghĩa, thân tộc chủ nghĩa, cục bộ bản vị, đang hoành hành từ trung ương đến địa phương.

Chừng nào chưa thể có giải pháp cho 4 căn nguyên cố hữu ấy thì câu chuyện nông thôn của chúng ta quả thực vẫn là một bài toán nan giải.

3/7/2012

H. S. P.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Phụ lục:

Ngân sách nào kham nổi: Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa

Trung Quốc phản ứng trước các cuộc biểu tình ở Việt Nam

Trà Mi-VOA

clip_image001

Người biểu tình cầm biểu ngữ chống Trung Quốc tuần hành qua đường phố Hà Nội, ngày 1/7/2012

Từ một câu chuyện thương tâm hơn 20 năm về trước

Bauxite Việt Nam

clip_image001

Nhà báo Trần Quang Thành

Hơn 20 năm trước Trần Quang Thành là nhà báo quyết liệt dùng ngòi bút của mình phanh phui các vụ chống tham nhũng theo lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông bị trả giá ngay sau đó bằng một vụ tạt acide rùng rợn làm hỏng hết khuôn mặt và gần như mù , nhưng lời kêu cứu của ông rơi vào thinh không, kể cả trước và sau thảm hoạ, ngoại trừ 200 ngàn đồng của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội “uý lạo” theo lệnh của ông Đỗ Mười.

Từ sau khi ông ra nước ngoài cư trú, hiện tượng thờ ơ vô cảm trên đất nướcViệt Nam hình như đã tăng lên 100 lần. Không những người chống tham nhũng – không riêng gì nhà báo – phải rước lấy những tai hoạ ghê gớm tương đương hoặc hơn ông Trần Quang Thành là con số không phải chỉ một hai nữa, mà luật pháp giờ đây còn phơi bày nhiều khe hở để bọn tham nhũng ngang nhiên dựa vào đó diệt trừ những ai quyết tâm quét sạch chúng giúp cho xã hội trong sạch hơn. Và nạn nhân của tham nhũng là dân chúng Việt Nam, nhất là nông dân, thì khốn khổ trăm bề, nhiều vụ việc nổi cộm xảy ra nhức nhối và phổ biến đến mức người ta không còn đủ sức than thở cho cùng khắp. Còn kẻ có trách nhiệm phải giải quyết đến nơi đến chốn những vụ việc ấy làm chỗ dựa cho niềm tin của mọi người, thì lại chính là lực lượng vô cảm bậc nhất, vô cảm trước công luận, trên báo chí, thậm chí phải dùng cả biện pháp quanh co né tránh nhằm đối phó với các ý kiến chê trách từ thế giới bên ngoài. Trong khi lũ cướp ngày hoành hành một cách trâng tráo bằng đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt nhất và có đủ bộ sậu chức năng tiền hô hậu ủng làm hậu thuẫn cho chúng mà không ai dám đem hết ý chí, nghị lực và trí tuệ ra để tìm những phương cách bài bản chỉ mặt vạch tên kẻ đầu sỏ cộm cán nhất, thì an ninh xã hội bị bỏ bê đến mức ngay ở Hà Nội thôi, một xe bán quả vải của nông dân gần gầm cầu Long Biên trong khi đang người mua kẻ bán tấp nập, vậy mà hai kẻ đi xe máy đến quát chủ xe đưa một chùm vải khoảng 5kg cho chúng rồi thản nhiên lên xe đi trước thái độ sợ sệt lặng phắc của đông đảo mọi người, không một ai dám có phản ứng gì (nhipcauthegioi.hu).

Đó là chưa nói sự xâm nhập của kẻ thù phương Bắc cũng gây nên vô số xáo trộn khủng khiếp trên khắp mọi miền đất nước, từ các công ty Tàu tha hồ làm mưa làm gió với các dự án khai thác hoặc xây dựng công nghiệp bỏ giá rẻ và hoàn toàn không chất lượng của chúng, các làng Tàu theo đó mọc lên hầu như khắp nơi như những “tô giới” nội bất xuất ngoại bất nhập, các thứ hàng thực phẩm độc hại của Tàu len lỏi vào tận mọi xó xỉnh ngày này qua ngày khác đầu độc người dân Việt, đám thương lái Tàu lùng sục khắp các làng quê tìm hết cách phá hoại tận gốc lực lượng sản xuất của nông dân, và hoạt động xâm chiếm cướp bóc của lũ giặc Tàu trên vùng biển chủ quyền của nước ta ngày càng tăng cường độ gay gắt, mỗi lúc chúng mỗi tiến sát lại gần bờ biển Việt Nam…

“Cướp ngày” và “cướp đêm”, “cướp trong” và “cướp ngoài” quả đang làm hỏng sự sống yên bình của cả một cộng đồng vốn rất lương thiện, biết tôn trọng pháp luật, nề nếp, phong tục có từ nghìn xưa, biết quật cường đứng lên mỗi khi biên cương có giặc. Kinh tế đất nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng sau những vụ Vinashin, Vinalines… và hàng loạt tập đoàn nhà nước làm ăn không có hiệu quả, bị các nhóm lợi ích thao túng, khiến lạm phát phi mã, dự trữ ngân sách sụt giảm, GDP xuống đến mức báo động, CPI rơi xuống điểm âm, gần 100 nghìn doanh nghiệp tư nhân phá sản, nợ xấu ngân hàng nhà nước và nợ xấu doanh nghiệp nhà nước được công bố công khai dưới mức sự thật rẩt xa nhưng đã là những con số đáng ghê sợ – đời sống cả nước lâm tình trạng khó khăn chưa bao giờ thấy.

Dầu có muốn nhìn “biện chứng” đến đâu người ta cũng thấy lòng tin trong mình về sự tồn tại của cái trật tự hiện hữu bị chấn động mạnh, bị lung lay đến gốc. Thử hỏi, còn người Việt Nam nào hiện nay, những ai không thờ ơ với vận mệnh của đất nước, mà không cảm thấy bất an trong lòng, không nghi ngờ tính chính danh của những gì trước đây mình vẫn tin tưởng và phó thác sinh mệnh? Một giải pháp rốt ráo xem ra chưa có, trong khi các giải pháp đã có đều tỏ ra hoàn toàn bế tắc.

BVN vẫn kiên trì mong mỏi một Hội nghị Diên Hồng hiện đại, ở đó trí thức và tất cả những người Việt có tâm huyết và tài năng được tôn trọng, lắng nghe, để cùng nhau bàn bạc đưa ra những kiến giải thiết thực nhất, làm nền tảng cho một chiến lược dài hạn trên con đường cứu nguy dân tộc.

Từ sau khi trở thành người Việt xa nước, ông Trần Quang Thành vẫn kiên trì cầm bút nói tiếng nói chính nghĩa chứ không chịu sống như một người tàn phế. Đó là một tấm gương bộc trực và dũng cảm để nhiều người cầm bút ở trong nước noi theo. Dưới đây xin đăng lại bài phỏng vấn của Trà Mi (đài VOA) đối với ông như một phụ lục cho bài xã luận này, để ghi nhận tấm lòng tri ngộ của chúng tôi.

BVN