Daily Archives: Tháng Bảy 4, 2012

DCCT 04/07/2012: Ứng nghiệm — Chính quyền e ngại lòng yêu nước — Từ Điếu Cày đến Huỳnh Thục Vy – Một thế hệ mới đã thành hình

Bản Tin Ngày 04/07/2012: Nguy cơ lãng phi hàng chục ngàn tỉ đồng: Thư cảnh báo của công ty Sơn Trường gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về dự án cảng Lạch Huyện — Lợi ích cá nhân và vận mệnh dân tộc — Về Nam Hải, năm ấy đã vẽ đường chín đoạn đến tận cửa nhà người ta như thế nào? — Dầu khí và võ khí – Ai đưa con pháo sang sông? — Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông

Nguy cơ lãng phi hàng chục ngàn tỉ đồng: Thư cảnh báo của công ty Sơn Trường gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về dự án cảng Lạch Huyện

Theo giới thiệu của một số nhà khoa học, Công ty TNHH  Sơn Trường, chủ động tìm địa chỉ liên hệ vừa mới chuyển đến cho tôi các thông tin tài liệu liên quan đến đề xuất phương án mới của cảng Lạch Huyện.

Tôi chưa có ý kiến, vì trong quy hoạch chủ yếu là ý tưởng và bước đi (tính khả thi của dự án) cần được minh chứng trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tránh võ đoán, nhận xét theo định tính hơn là định lượng. Nhận thấy đề xuất của Công ty TNHH Sơn Trường, trước hết,  cần được phổ biến công khai, rõ ràng để những người quan tâm nắm được đầy đủ thông tin đa chiều, xin chuyển file kèm theo để các anh chị và các bạn tham khảo.

Tô Văn Trường

Outlier trong khoa học và ngoài xã hội

https://i0.wp.com/fuzzyco.com/outliers/images/outliers.gif

Nguyễn Văn Tuấn

 Ở một nơi không xa mà cũng chẳng gần đất nước, đọc những tin tức về cuộc biểu tình ủng hộ luật biển và chống bành trướng của China mà tôi thấy lòng nao nức, và có khi hồi tưởng lại những ngày sôi động trước 1975. Nhưng đọc qua bài tường thuật của Đỗ thi sĩ, trong đó có một đoạn viết về một người văng tục, khi nghe người khác hô khẩu hiệu “Đả đảo China” làm tôi liên tưởng đến hiện tượng outlier (số liệu hay dữ kiện ngoại vi) trong khoa học thực nghiệm.  Càng nghĩ về hiện tượng outlier trong khoa học, tôi càng thấy một sự tương đồng đến ngạc nhiên về outlier trong xã hội.

Lợi ích cá nhân và vận mệnh dân tộc

Bùi Văn Bồng

Hiện nay, các nước ASEAN, nhất là 5 nước có Biển Đông đang bị Trung Quốc kiếm chuyện dựa theo cái “đường lưỡi bò” tự vẽ để xâm lấn lãnh hải, khai thác tài nguyên biển. Hơn lúc nào hết, các nhà lãnh đạo và mọi người dân ở các nước trong khu vực cần phải rất cảnh giác, tỉnh táo, coi vận mênh dân tộc, chủ quyền quốc gia là trên hết, không vì lợi ích cá nhân, phe nhóm mà thỏa hiệp, làm ăn vội vàng, bất hợp pháp của Trung Quốc. Làm như thế là coi lợi ích cá nhân, coi đồng tiền to hơn vận mệnh quốc gia, dân tộc. Trong khi Trung Quốc đang thực hiện “chiến lược 3 bước”: Tranh chấp, rồi “gác tranh chấp, cùng khai thác”, tiến tới chiếm luôn vùng biển-đảo, các nước trong khu vực cần thấy rõ âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt để tránh hậu họa cho dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ quốc gia của mình.

Trước hành động ngày càng tìm đủ mọi cách gia tăng các hoạt động xâm lấn, đe dọa chủ quyền lãnh hải, lấy cớ cùng khai thác hoặc đấu thầu tài nguyên biển của Việt Nam, Philippines và các nước trong khu vực, thiết nghĩ các nước ASEAN cần phải đoàn kết chặt chẽ vì hơn bao giờ hết vì lợi ích chung cả khu vực và của quốc gia, dân tộc mình. Hãy không ngừng nâng ý thức tự chủ và hết sức cảnh giác, đừng để Trung Quốc dễ dàng tách bó đũa bẻ từng chiếc, làm triệt tiêu sức mạnh đoàn kết trong khu vực, mất độc lập, chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải, mất ổn định và hòa bình và trì kéo sự phát triển trong khu vực.

Sức mạnh nào sau tấm thảm chấn động chính trường?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Ngày 20.5.2012, sân bay Schönerfeld, Đức, nhộn nhịp máy bay cất hạ cánh như thường nhật, chỉ khác trong số đó, tại khu vực được an ninh phong toả, đáp xuống phi trường một chiếc én bạc xám Dessault Falcon 900EX, biển hiệu D-AZEM chở Gerhard Schindler Giám đốc Tình báo Đức BND biệt phái từ Afghanistan trở về – quan chức duy nhất ở Đức được sử dụng riêng 1 máy bay cho các chuyến đi bí mật. Từ khoang chưá đồ, bên cạnh hành lý của Giám đốc, cần vụ kéo xuống 1 khối hình trụ nặng 30 kg, bên cạnh đã đợi sẵn một xe chuyên dụng của Bộ Hợp tác và Phát triển Liên bang. Khối hình trụ trên không phải đồ đoàn gì bí mật của cơ quan tình báo mà là 1 tấm thảm rộng 9 m2. Vụ giao nhận diễn ra như trong chớp mắt, tài xế nhanh chóng rời phi trường phóng thẳng hướng trung tâm, không hề qua bất cứ kiểm tra nào của cảnh sát hay hải quan. Trong khi đó, mọi hàng hoá xuất nhập cảnh theo đường hàng không bị giới hạn trọng lượng, nếu quá phải trả cước phí cao. Thảm, đồ mỹ nghệ từ Afgahnistan, nếu gửi bưu điện về Đức, chưa kể bị kiểm tra ngặt nghèo, còn phải trung chuyển qua Dubai, thời gian kéo dài từ 4 – 6 ngày. Khi tới Đức, hàng hoá phải khai báo, đóng phí Hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng 19% hoặc 7% (với hàng thực phẩm) nếu trị giá vượt quá mức 430 Euro được miễn thuế. Cước phí vận chuyển tấm thảm trên được Hãng vận tải DHL sau này cho biết biểu giá 3.840 Euro, thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế Bộ Tài chính hết 200 Euro.

Tôi đã đi biểu tình ở Sài Gòn ngày 1 tháng Bảy (*)

André Menras Hồ Cương Quyết

Nhà văn Nguyên Ngọc dịch

Sáng nay là một trong những ngày nỗi căm hận công dân bộc lộ vì không thể kìm nén được nữa. Căm hận một cuộc gây hấn ngày càng công khai, càng dấn sâu, càng xúc phạm, của các nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Cùng với niềm căm hận ấy là sự ủng hộ chan chứa lòng yêu nước mạnh mẽ của những người công dân đối với những ai, trong hàng ngũ những người lãnh đạo, trong các tầng lớp xã hội khác, trong các môi trường nhân dân còn có ý thức về tầm mức nghiêm trọng của mối uy hiếp ngoại bang và muốn ngăn chặn nó lại.

Xuống đường lúc này đối với tôi còn là một cách nhắc nhở các vị quan chức cao cấp ở Hà Nội (Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Điện ảnh) mà nhiều tuần trước tôi đã trao thư yêu cầu được lặp lại đã nhiều lần đỏi hỏi được chiếu bộ phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát”. Tôi chỉ đơn giản đòi rằng bộ phim này, bây giờ càng nóng bỏng tính thời sự hơn bao giờ hết, phải được chiếu tại hai trung tâm văn hóa Pháp ở Hà Nội và Sài Gòn, cũng như trên vô tuyến truyền hình Quảng Ngãi, nơi xuất phát của các ngư dân vốn là nạn nhân của các cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

Về Nam Hải, năm ấy đã vẽ đường chín đoạn đến tận cửa nhà người ta như thế nào?

Thiên nam địa bắc song phi yến – Baidu

Người dịch: Băng Tâm

BTV basamnews: Do bài gốc được viết bằng tiếng Trung, nên chúng tôi xin giữ nguyên văn các cụm từ như “Nam Hải”, “Nam Sa”, “Tây Sa”…

Cái gọi là vấn đề Nam Hải1, bao gồm cả vấn đề Tây Sa2 và Nam Sa3, chủ yếu chỉ vấn đề Nam Sa, rốt cuộc đã xuất hiện ra sao? Ai là người đầu tiên tuyên bố Nam Hải là lãnh thổ của Trung Quốc? Và rồi căn cứ vào cái gì?

Dầu khí và võ khí – Ai đưa con pháo sang sông?

Nguyễn Xuân Nghĩa

“Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài”

Hoa Kỳ làm gì khi đó? – Tranh luận về ngân sách…

clip_image001

* Thao dượt RIMPAC 2012 *

Luật Biển giúp Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn quốc tế về Biển Đông

Trọng Nghĩa

Ngày 21/06/2012, Quốc hội Việt Nam đã bất ngờ thông qua bộ Luật Biển, gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Điểm đặc biệt là chương 1 của bộ luật xác định rõ ràng là “…quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (…) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam…”. Quyết định của Việt Nam đã tạo ra phản ứng tức tối từ phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã lập tức có những động thái cứng rắn nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ tại Biển Đông, bất chấp tính chất bị cho là ‘phi lý’ của các biện pháp này.

clip_image001

Bà Lê Hiền Đức tại cuộc biểu tình ở Hà Nội ngày 01/07/2012 chống Trung Quốc gây hấn và ủng hộ Luật Biển của Việt Nam. REUTERS/Nguyen Lan Thang

Quốc tế phản đối tập đoàn Trung Quốc CNOOC khiêu khích Việt Nam

Trọng Nghĩa

Việc Trung Quốc “ngang nhiên” phân lô một vùng biển nằm trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam và mời quốc tế đấu thầu khai thác dầu khí tại các lô đó đã bị chính quyền Việt Nam cực lực tố cáo. Dân chúng Việt Nam hôm nay 01/07/2012 cũng xuống đường tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, để lên án. Tuy nhiên, không chỉ có dư luận Việt Nam, mà ngay từ khi thông tin này được loan ra, vào hạ tuần tháng 6 vừa qua, mưu toan của Trung Quốc đã bị quốc tế phê phán.

clip_image001

Một dàn khoan của tập đoàn CNOOC tại vịnh Bột Hải. Reuters

Hồng Kông rầm rộ xuống đường chống Bắc Kinh

Tú Anh

Hồng Kông tràn ngập rừng người dứt khoát bày tỏ lòng bất mãn đối với chế độ Trung Quốc nhân kỷ niệm 15 năm ngày Luân Đôn trao trả nhượng địa cho Bắc Kinh. Trước giờ tuần hành, AFP cho biết số người tập trung lên đến “nhiều chục ngàn” với khẩu hiệu “cùng chiến đấu chống đảng Cộng sản”.

clip_image001

Dân Hồng Kông rầm rộ xuống đường phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày 01/07/2012. REUTERS/Bobby Yip