Bản Tin 15/08/2012: Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi — Người Việt ngày càng cảnh giác với hàng Trung Quốc — Nói thật để cứu nước! — Nghĩ về hai chữ “ngu trung” — BẤT MÃN – BẤT AN – BẤT TUÂN PHỤC (Thùy Linh) — TẠI THẰNG CU MÁC ĐẤY ! — VAI TRÒ CỐT YẾU CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC — Điểm tin (Nguyễn Thông) — ĂN BẨN (Thái Bá Tân)

Góp ý “Dự thảo: Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa”

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Phải ấn định trước giá mua lúa tạm trữ

Đọc xong Dự thảo: Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng lúa” (gọi tắt là dự thảo) tôi nhận thấy dự thảo này không giúp gì được cho nông dân, ngoài việc cho nông dân vay không lãi để trữ lúa trong 3 tháng.

Dự thảo chỉ ra hai nhược điểm của việc của việc mua tạm trữ hiện nay là:

– Không kiểm soát được việc mua bán lúa gạo của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp hầu như không mua trực tiếp của nông dân trồng lúa mà chủ yếu mua qua thương lái.

Thế nhưng, dự thảo lại không hề đưa ra được cách khắc phụ hai nhược điểm này.

Nhãn:

Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi

Thanh Quang, phóng viên RFA

Lời bình của Hà Sĩ Phu:

Có hay không một “Quốc nạn Giả dối”?

Bây giờ nếu mở cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “xã hội ta bây giờ có giả dối không” thì tôi dám chắc trăm phần trăm dân chúng sẽ cười vào mũi Ban Tổ chức rằng: Hỏi vớ vẩn thế mà cũng hỏi, điều ai cũng biết tỏng mà còn hỏi, điên à?

Nhưng nếu mở cuộc thi sáng tác về “quốc nạn giả dối” thì các tác phẩm sẽ vô cùng phong phú, và rất có thể sẽ xuất hiện những tác phẩm “tương xứng với thời đại” vì tư liệu thì ngồn ngộn, trên dối trá to, dưới dối trá nhỏ, trong nhà ngoài ngõ… đâu đâu chả sờ thấy dối trá, xử tội dối trá thì có mà tù cả nước.

Có lẽ chỉ cần hai chữ LÊN NGÔI là đủ nói lên tất cả: Vì đã lên ngôi (dĩ nhiên là ngôi cao, ngôi thống trị) thì nó “thống trị xã hội”, nó làm thoái hóa cả “hệ thống” tức là “từ A đến Z” và tình trạng đương nhiên là “trầm kha”. Mặt khác đã “lên ngôi” thì vua chúa nào rồi cũng đến lúc mất ngôi, “vua Dối trá” cũng vậy, có thể nào trường cửu?

Tuy vậy nói về Dối trá khó nhất là tìm ra nguyên nhân vì từ đó mới có phương sách chữa trị. Trong 5 câu hỏi mà Blogger Alan Phan đề cập dưới đây thì câu thứ tư (Yếu tố nào đã gây nên những hệ quả này: dân trí, kinh tế, lịch sử hay thể chế?)hẳn là câu trung tâm.

Xin để bạn đọc cùng suy nghĩ. Riêng tôi lưu ý đến ý kiến của GS Trần Kinh Nghị: “làm thì láo, báo cáo thì hay cùng thói chạy theo thành tích vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền Bắc”…, và “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc Cả hai yếu tố mà GS Trần Kinh Nghị đề cập đều là những yếu tố nhất thời nổi lên, mà đã nhất thời thì còn cơ may sửa đổi.

Nghĩa là dân ta vốn có “gốc” tốt, chỉ nhất thời bị những xáo động của chế độ chính trị làm cho “mất gốc” (chữ của ông Dương Trung Quốc). Chứ nếu dối trá là bản chất gắn với những yếu tố trường cửu của lịch sử và dân tộc Việt Nam thì dân tộc ta đã “mạt kiếp” từ lâu, chứ làm gì có những trang sử oai hùng và những di sản văn hóa phi vật thể ở tầm cao để con cháu ngày nay ngẩng mặt cùng thiên hạ?

Sẽ không ngoa khi nói: Cả nước dối trá sẽ mất nước! Diệt trừ Dối trá để cứu nước! Nói thật để cứu nước!

Lời bình của Alan Phan:

Một bạn BCA gởi tôi bài viết trên đăng trên BBC [trên RFA, Alan Phan nhầm – chú thích của BVN] cách đây vài tháng để xin tôi câu bình luận. Thực tình, tôi không chắc là mình có được sự hiểu biết sâu rộng về xã hội này cũng như một góc nhìn khách quan để đánh giá một vần nạn có thể nói là nghiêm trọng và căn bản trong sự vận hành của một quốc gia.

Tôi xin dành sân chơi này cho các bạn: những người con của tổ quốc đang trải nghiệm trong môi trường; đang có những băn khoăn bức xức (hay đang an hưởng hạnh phúc); muốn nhìn thấy một Việt Nam khác biệt (hay vẫn như thế); và có một tình yêu quê hương sâu đậm (hay makeno).

Tôi xin đề nghị vài câu hỏi.

  1. Sự giả dối có lan tràn từ A đến Z hay không? Hay chỉ là cục bộ và không trầm trọng đến vậy?

  2. Đây có phải là một vấn đề cơ chế cần tái cấu trúc toàn bộ? Hay có thể sừa sai từng phần?

  3. Nếu sự xuống cấp của xã hội quá tồi tệ thì bản thân và gia đình bạn sẽ chịu đựng và tốn tại như thế nào? Trong bao lâu?

  4. Yếu tố nào đã gây nên những hệ quả này: dân trí, kinh tế, lịch sử hay thể chế?

  5. Bạn có thể tạo cho mình một ốc đảo thanh bình giữa những nhiễu nhương?

Let the game begins…trong những ngày hè lười biếng và nóng nực.

Nhãn:

Sẽ trả giá đắt nếu quay lưng lại với nhân dân

Ngọc Trân, Thông tín viên RFA

Hôm 6 tháng 8 vừa qua, 71 nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước đã gửi một Thư Ngỏ cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông, cũng như đề xuất một số biện pháp cải cách thể chế chính trị, thực hiện dân chủ.

clip_image001

AFP photo Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm 05/8/2012

Người Việt ngày càng cảnh giác với hàng Trung Quốc

Trọng Nghĩa

clip_image001

Biểu ngữ cảnh giác về hàng “lạ” tại một khu phố gần trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh chụp ngày 19/06/2012.Trọng Nghĩa/RFI

*

Nói thật để cứu nước!

Hà Sĩ Phu

Bây giờ nếu mở cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “xã hội ta bây giờ có giả dối không” thì tôi dám chắc trăm phần trăm dân chúng sẽ cười vào mũi Ban Tổ chức rằng: Hỏi vớ vẩn thế mà cũng hỏi, điều ai cũng biết tỏng mà còn hỏi, điên à?

Nhưng nếu mở cuộc thi sáng tác về “quốc nạn giả dối” thì các tác phẩm sẽ vô cùng phong phú, và rất có thể sẽ xuất hiện những tác phẩm “tương xứng với thời đại” vì tư liệu thì ngồn ngộn, trên dối trá to, dưới dối trá nhỏ, trong nhà ngoài ngõ… đâu đâu chả sờ thấy dối trá, xử tội dối trá thì có mà tù cả nước. 

Continue reading →

*

Nghĩ về hai chữ “ngu trung”

 Hạ Đình Nguyên

Như đã thấy qua lịch sử, khi quốc gia suy thoái và bị ngoại xâm, hàng ngũ quan lại, là những người lãnh đạo đất nước, đều có dao động và biến động về lập trường tư tưởng, tựu trung theo hai xu thế : chiến hay hòa ? là chống giặc hay xuôi tay theo giặc ?. Trong suy thoái thì xu thế nào cũng có nhiều khó khăn và nhiều biện luận, làm phát sinh thêm các hệ quả khó lường, nó góp phần làm suy yếu nội lực của quốc gia, về sự lựa chọn, quật cường, hay hòa hoản, con đường nào để không bị nhận chìm trong lệ thuộc. 

Continue reading →

*

+BẤT MÃN – BẤT AN – BẤT TUÂN PHỤC (Thùy Linh):Tại sao không được bất mãn khi không hài lòng với sự điều hành của chính phủ?

 

+TẠI THẰNG CU MÁC ĐẤY ! (Sao Hồng):Cu Mác của thế kỷ 21. Cũng “xã hội” nhưng không cần “chủ nghĩa”. Xã hội mạng… Phây-búc ấy (Facebook)

 

+VAI TRÒ CỐT YẾU CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG QUỐC (ABS):Bài viết trên tờ “Tín báo ” (Hồng Công) ngày 5/8 của Giáo sư Cúc Hải Long thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Ký Nam Trung Quốc

 

+So sánh thực lực ta và nước “lạ” tại Trường Sa (Cầu Nhật Tân):Được trang bị nhiều loại vũ khí thế hệ cực mới (lần đầu xuất hiện ở Trường Sa), các chiến sỹ hải quân nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh bại mọi hành động quân sự liều lĩnh của “nước lạ”.

 

+Điểm tin   (Nguyễn Thông):  “Bộ tối cao đã xong kiểm điểm/ Kết quả ra sao, chớ tò mò/ Dân tình nhao nhác ngẩn ngơ/ Thế sao họ nói ‘kiểm tra, biết, bàn’…”

 

+ĂN BẨN (Thái Bá Tân): “Chắc ông không ăn cả,/ Còn phải chia nhiều người./ Chia cho cả hệ thống./ Ngẫm mà chán mớ đời./..”

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

VĂN NGHỆ SĨ VÀ ĐẢNG (Theo viet-stadies)

Bình luận về bài viết này