Bản Tin Ngày 19-20/06/2012: Mô hình toán cảng Lạch Huyên – tiền mất tật mang! — Chuyên gia Nhật nghĩ gì về lò hạt nhân Ninh Thuận — Nói về biểu tình đỏ ở Hà Nội — André Hồ Cương Quyết: Hành trình về đảo Lý Sơn — Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam — KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM — Cha chung về tài nguyên không ai khóc — Thư ông Dương Danh Dy gửi ông Phạm Việt Thắng — Thư cáo lỗi

Mô hình toán cảng Lạch Huyên – tiền mất tật mang!

Tô Văn Trường

Trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua có nhiều ý kiến bàn luận dù còn nhiều định tính về cảng Lạch Huyện, sau đó không hiểu vì lý do nào đó bị “tắt điện”! Gần đây, tôi nhận được tài liệu chính thức báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cảng Lạch Huyện để nghiên cứu, tham gia Hội đồng thẩm định cấp nhà nước.

Theo tôi nghĩ, trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, việc tiến ra biển (không phải đứng trước biển) là hoàn toàn đúng đắn. Cảng Lạch Huyện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 2190/QDD-TTg ngày 24/12/2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030) có vai trò, vị trí, quy mô như sau:

Chuyên gia Nhật nghĩ gì về lò hạt nhân Ninh Thuận

P. Jatra

clip_image001

Gs. Matsuda Kiyoshi

Sáng ngày 11-06-2012, tại D301, Trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn (ĐH KHXH&NV-Tp.HCM) có tổ chức buổi nói chuyện với chủ đề Hiện trạng nước Nhật sau sự cố hạt nhân do GS. Matsuda Kiyoshi, Đại học Tokyo Nhật Bản trình bày.

Buổi nói chuyện do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức. Tham gia buổi nói chuyện có TS. Trần Đình Lâm (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á), PGS.TS Thành Phần (trí thức Chăm quê Ninh Thuận, Phó Giám đốc trung tâm), Th.S Trương Văn Món (giảng viên của trường) và hơn 40 giảng viên, sinh viên đến tham dự.

Nội dung xoay quanh vấn đề tình hình nước Nhật sau thảm họa động đất và sóng thần xảy ra vào 11/3/2011 tại tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Trong buổi thuyết trình, GS. Matsuda Kiyoshi đã không kìm nén được cảm xúc khi nhớ lại cảnh tượng nước Nhật sau sự cố lò điện hạt nhân Fukushima bị rò rỉ sau khi tai họa ập xuống đất nước của mặt trời mọc này. Nước Nhật là một đất nước luôn bị rình rập bởi những thiên tai như động đất, sóng thần,… tuy nhiên, người Nhật không ngờ rằng ngày 11-3-2010 là ngày mà tai họa kép động đất-sóng thần lại dắt tay nhau viếng thăm miền Đông nước này. Tai họa khiến cho hàng trăm, hàng nghìn người không thể trở về với quê hương, nhiều người mất đi những người thân, nhiều gia đình lâm vào cảnh không biết về đâu và sẽ ra sao trong nay mai.

Nói về biểu tình đỏ ở Hà Nội

Mai Xuân Dũng

Mới đầu tuần mà thời tiết Hà Nội nóng quá.

Ở số 1 Hoàng Hoa Thám dầy đặc nông dân áo đỏ đi biểu tình phản đối kết luận Thanh tra về đất đai.

Tại 46 Tràng Thi cũng dầy đặc nông dân áo đỏ Dương Nội Đông Anh.

Rực trời cờ đỏ biểu tình và rực đường áo đỏ máu oan.

Đối lập với màu đỏ là màu xanh.

Công an, an ninh xanh lè, vàng khé  cũng dày đặc như dân.

André Hồ Cương Quyết: Hành trình về đảo Lý Sơn

Tường An, Thông tín viên RFA, Paris

VIETNAM-CHINA-FRANCE-POLITICS-SEA-DIPLOMACY

Andre Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim “Hoàng Sa – Nỗi đau mất mát”. AFP

Trong chuyến du hành Âu châu vừa qua, ông André Menras với cái tên Việt Nam là Hồ Cương Quyết đã trình chiếu nhiều lần cuốn phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” để quyên góp tài chánh trở về Việt nam giúp những ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu Trung quốc bức hại.

Phim “Hoàng sa, Nỗi đau mất mát” đến Châu Âu

André Menras Hồ Cương Quyết, người Pháp có quốc tịch Việt Nam. Cuộc đời ông đã có nhiều gắn bó với Việt nam từ thập niên 60 và cho mãi đến sau này, khi Trung Quốc bắt đầu ngang nhiên coi vùng biển Việt nam như 1 phần lãnh thổ của họ thì ông đã lên án mạnh mẽ hành động bành trướng của Trung Quốc bằng cách tham gia các cuộc biểu tình chống đường lưỡi bò. Ông đã bỏ gần 5 năm để nghiên cứu mối quan hệ Việt-Trung và ăn ở hàng tháng trời ở đảo Lý Sơn để tìm hiểu thân phận của người dân ở đảo này. Cùng với đài truyền hình TP HCM, ông đã hình thành bộ phim nói về cuộc đời của những ngư dân bất hạnh, về những ngôi mộ gió của những người đàn bà góa không biết thân xác chồng đang trôi dạt phương nào. Chẳng thế mà người dân ở đây thường gọi ông bằng cái tên thân mật là “ông Tây Lý Sơn”.

Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam

Thanh Phương

clip_image001

Vị trí dự định xây đập Xayaburi (INTERNATIONAL RIVERS)

Đính chính

Trên Bauxite Việt Nam ra ngày 19-6-2012 có bài Cha chung về tài nguyên không ai khóc do TS Tô Văn Trường gửi cho cá nhân tôi và một vài người bạn, cốt để đọc tham khảo, do một người bạn ở New Zealand gửi về cho ông Trường, không ghi rõ tên người viết, ông Trường có biên tập lại cho gọn hơn. Thấy bài hay và bổ ích, tôi có xin ông cho đăng lại trên BVN, nhưng vì không rõ xuất xứ văn bản của ai nên chúng tôi đã ghi TS Tô Văn Trường tổng hợp tài liệu ở dưới tên bài. Nay được một vài bạn bè mách cho biết đây là bài của học giả Vũ Quý Hạo Nhiên có nhan đề Cha chung mọi người khóc đã được đăng trên Người Việt ngày 16-6-2012 và tờ Diễn đàn thế kỷ cũng đăng lại ngày 17-6-2012. Như vậy rõ ràng là một sai sót đáng tiếc. Chúng tôi thành thật xin lỗi ông Vũ Quý Hạo Nhiên và bạn đọc xa gần và để bổ cứu khẩn trương, xin được ghi danh Vũ Quý Hạo Nhiên trên mấy chữ TS Tô Văn Trường biên tập.

Mong học giả Vũ Quý Hạo Nhiên niệm tình thông cảm.

Nguyễn Huệ Chi

KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012

KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THANH THIẾU NIÊN THEO QUY TRÌNH 1946 CỦA HỘI HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM

Kính gửi:

– Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam,

– Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chúng tôi ký tên dưới đây trân trọng gửi đến quý vị lãnh đạo Quốc hội, Đảng, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về nội dung nêu ở trên với những lý do sau đây:

Cơn khủng hoảng triền miên ở Vinalines và nhân vật Dương Chí Dũng (bài 4)

Lê Trung Thành

Đây là bài cuối cùng trong loạt bài của Lê Trung Thành về Dương Chí Dũng và Vinalines. Điều đáng nói là bài đầu tiên được Bauxite Việt Nam đăng vào ngày 10/6/2012 thì ngay sau đó bị đưa lên trang mạng http://quanlambao.blogspot.com nhưng được ghi ngày là 9/6/2012, nghĩa là trước Bauxite Việt Nam một ngày. Việc ghi lùi ngày như thế cộng với việc không ghi nguồn, khiến người đọc có thể nghĩ rằng chính Bauxite Việt Nam mới là người lấy bài của quanlambao.blogspot.com, chứ không phải ngược lại. Việc làm không sòng phẳng của quanlambao.blogspot.com là có ý đồ gì vậy?

Bauxite Việt Nam

Cha chung về tài nguyên không ai khóc

Vũ Quý Hạo Nhiên

TS Tô Văn Trường biên tập

Một người bạn, GS về kinh tế ở nước ngoài, vừa mới báo cho tôi biết GS chính trị học Elinor Ostrom (1933-2012) vừa mới mất, thọ 78 tuổi. Bà đi nhanh quá, nên lịch làm việc tháng 8 này ở Stockholm vẫn còn. Bà được giải Nobel Kinh tế năm 2009, sau cả một đời nghiên cứu cách bảo vệ tài nguyên của chung sao cho không bị lạm dụng, không bị dùng quá trớn.

Tuy chiếm giải Nobel kinh tế, nhưng bà Ostrom không phải là một nhà kinh tế học. Bà đậu cử nhân, cao học, và tiến sĩ đại học UCLA không phải trong ngành kinh tế, mà trong ngành chính trị học. Hầu hết công trình nghiên cứu của bà đều được thực hiện trong thời gian bà dạy tại đại học Indiana University, cũng không phải trong khoa kinh tế, mà trong khoa chính trị.

Có đến mức phải hành xử như vậy không?

Hà Văn Thịnh

Chuyện của Văn hóa Nghệ An quên cái chapeau bình luận ngắn, dẫn cho bản dịch của Dương Danh Dy, một tài liệu từ một tờ báo Trung Quốc, ngay sau đó bị một số blogger cho là nguy hiểm, là “tiếp tay cho thế lực thù địch”… là một trong những nỗi buồn không đáng có. Buồn vì nhiều lẽ đương nhiên…

Trước hết, nếu phải kể đến công lao chống lại chủ nghĩa bành trướng, bảo vệ chủ quyền đất nước, đặc biệt trong vấn đề Biển Đông thì VHNA, nếu không phải là tờ báo luôn đi đầu, tờ báo có thái độ rõ ràng, dứt khoát nhất, thì cũng là một trong những tờ báo hàng đầu trong báo chí chính thống. VHNA đã dẫn ra vô số đường link để chứng minh cho nhận định trên nên thiết nghĩ, không cần trích dẫn thêm cho rườm rà. Nếu có dịp về Nghệ An, bạn, bác, cô, chú có thể hỏi bất kỳ một người hay đọc nào về quan điểm, lập trường chống bá quyền của TBT VHNA nói riêng, của cả tờ báo nói chung thì sẽ thấy ý kiến trên của tôi là hoàn toàn khách quan.

Đọc thêm »

Thư ông Dương Danh Dy gửi ông Phạm Việt Thắng

Thứ sáu, 15 Tháng 6 2012 17:38

Dương Danh Dy

Kính gửi:  ông Phạm Việt Thắng

Tôi vừa đọc bài viết của ông: “Tạp chí Văn Hoá Nghệ An đăng bài viết cực kỳ nguy hiểm” trên blog Faxuca ngày 15/6/2011.

Bài viết của ông đã phê phán khá sâu sắc những luận điệu ngang ngược cũng những lời doạ dẫm của nhà cầm quyền Bắc Kinh và vạch trần những ý đồ thâm hiểm của họ đối với Biển Đông. Là một ngưòi nghiên cứu  về Trung Quốc và cũng đã có một số bài viết góp phần phê phán thái độ nước lớn bá quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, tôi rất vui vì có một bạn cùng chung nhận thức, lập trường rất rõ ràng rành mạch với Trung Quốc.

Thư cáo lỗi

Ban Biên tập VHNA

Thưa bạn đọc,

Tạp chí Văn hoá Nghệ An số 221 phát hành ngày 25.5.2012 có bài Đột phá hai chiến lược lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là bản dịch của ông Dương Danh Danh Dy từ nguồn báo chí Trung Quốc.

Mục đích và quan điểm của VHNA khi chủ trương đăng bài dịch này là dùng chính báo chí của TQ để phơi bày ra tư tưởng, âm mưu và chính sách bành trướng, xâm lấn thâm độc, thủ đoạn tuyên truyền xảo trá của Trung Quốc để bạn đọc biết, cảnh giác và nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng đối phó với mọi thủ đoạn xâm lược của các thế lực bành trướng. Với loại hình tạp chí, chúng tôi muốn cung cấp một tư liệu đối chứng để bạn đọc tham khảo, từ đó nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng, trong trường hợp này là nhà cầm quyền Trung Quốc và tư tưởng, chính sách bành trướng của họ ở Biển Đông nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nói riêng.

Thư kêu gọi phản đối quyết định của Nhật Bản khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân

Bauxite Việt Nam đăng tải lá thư sau đây do ông Hideyuki BAN, thuộc Trung tâm Thông tin Hạt nhân của các Công dân (Citizens’ Nuclear Information Center – CNIC), gửi đến, kêu gọi tham gia phản đối việc Nhật Bản quyết định khởi động lại hai lò phản ứng hạt nhân.

Bauxite Việt Nam

Bình luận về bài viết này