Daily Archives: Tháng Bảy 27, 2012

DCCT 27/07/2012: Việt Nam cần có lãnh đạo mới, nhà nước mới — Ngày cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam tại Đan viện St. Ottilien

RFA 26/07/2012: Thuốc súng biển Đông đang cháy? — Trường hợp gia đình tù nhân Phan Ngọc Tuấn — Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông

 

Thuốc súng biển Đông đang cháy?

2012-07-26

Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của “thành phố Tam Sa”. Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?

Trường hợp gia đình tù nhân Phan Ngọc Tuấn

2012-07-26

Gia đình tù nhân lương tâm Phan Ngọc Tuấn tại Ninh Thuận hiện bị giới cầm quyền gây khó khăn về sinh kế, bị cô lập với những người xung quanh sau khi ông bị toà kết án tù dài lâu hồi tháng rồi.

Trung Quốc không có nhiều lựa chọn trên biển Đông

2012-07-26

Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế – ICG (Bruxelles) hôm 24 tháng 7 vừa cho ra phần 2 bản báo cáo về tình hình biển Đông mang tên “Khuấy động biển Đông”.

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

2012-07-26

Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia ở Việt Nam hôm qua tiếp nhận tấm bản đồ cổ có tên Hoàng Triều Trực Tỉnh Địa Dư Toàn Đồ, do nhà Thanh bên Trung Quốc xuất bản từ năm 1904, cho thấy lãnh hải Trung Quốc chấm dứt ở vùng cực Nam đảo Hải Nam chứ không vươn ra tới Hoàng Sa và Trường Sa.

Bãi thị đòi công bằng ở Chợ Việt lớn nhất Ba Lan

2012-07-26

Từ ngày 24/7, hàng trăm thương nhân người Việt đã bãi thị phản đối các đại gia người Việt chủ nhân Trung Tâm Thương mại ASG ở ngoại ô Vác-Sa-Va (Warsaw) Ba Lan, liên quan đến điều gọi là sự bất minh trong việc lập bản hợp đồng mới.

Bản Tin 27/07/2012: Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam — Phim tài liệu “André Menras – một người Việt” đã được chiếu tại Sài Gòn — Ngậm đắng nuốt cay bồ hòn — Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7: Hai lần cưỡng chế mấy lần đau — CHUYỆN SỐT SỒN SỘT! — Kẻ nào mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…? (Phương Bích) — Khi hai nhà báo tự cầm gậy phang mặt mình (Trương Duy Nhất) — TS Đỗ Xuân Thọ: GỬI NHỮNG THẰNG EM ” CON ÔNG CHÁU CHA” — SỰ TỈNH TÁO CẦN THIẾT LÀ GÌ? (Bùi Văn Bồng)

Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh

Khách quan mà nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, cùng với Liên Xô, Trung Quốc giúp ta khá nhiều, nhân dân ta rất biết ơn. Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã cử một đoàn đại biểu cấp cao do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang cám ơn lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc. Nhưng năm 1974, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng lực lượng mạnh đánh quân đồn trú Cộng hòa miền Nam Việt Nam cướp quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, rồi tháng 2 – 1979, để tặng cho Mỹ một món quà và cứu bọn tay sai Pôn Pốt, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân xâm lăng nước ta, giết hại đồng bào ta từ người già, trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai, chiếm đất đai của ta, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới nước ta trước khi buộc phải rút lui. Tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” như vậy là Đặng Tiểu Bình đã tự xóa hết mọi tình nghĩa, nợ nần rồi còn gì nữa, mà gần đây báo chí Trung Quốc vẫn kể công, phê phán Việt Nam “Vong ân bội nghĩa”? Sau này để giảm tội ác xâm lược, họ gọi trẹo ra cuộc đánh phá ấy là cuộc “phản kích tự vệ”! Ai xâm lược họ mà họ phải đưa 60 vạn quân để “tự vệ”? Nhà cầm quyền Trung Quốc quả là có tài và thói quen đổi trắng thay đen, dùng từ ngữ xảo trá, bịp bợm không ai bằng!!!

Phim tài liệu “André Menras – một người Việt” đã được chiếu tại Sài Gòn

PV Bauxite Việt Nam

Sau nhiều lần trì hoãn vì “không tìm được địa điểm”, cuối cùng nhóm thân hữu và ông André Menras Hồ Cương Quyết cũng đã thực hiện được buổi chiếu “ra mắt” bộ phim tài liệu kể về “phần đời người Việt” của ông vào chiều ngày 25/7/2012 tại TP HCM.

Khoảng hơn 50 người là các đồng đội cũ, bạn bè trong và ngoài nước đã đến FaFilm Cinema số 6 Thái Văn Lung (Q 1, TP HCM) cùng chia sẻ những thước phim mang tựa đề “André Menras – một người Việt” của Hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương DSF, do đạo diễn Đào Thanh Tùng thực hiện.

Bộ phim nói về các hoạt động của ông André Menras cho Việt Nam kể từ năm 1968 tại Sài Gòn và kéo dài cho đến hôm nay trên mọi miền đất nước. Đặc biệt, gần đây nhất là các hoạt động của ông nhằm phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải Việt Nam. Phát biểu trước giờ trình chiếu, ông ví von rằng bộ phim đã kết nối được “tiếng sét ái tình tuổi 20” với “mối tình sống dậy ở tuổi 70” của ông với dân tộc và đất nước này. Hình ảnh treo lá cờ mặt trận trước đây với quốc kỳ xuống đường hôm nay “luôn luôn ở bên cạnh nhân dân Việt Nam, nay cũng là đồng bào của tôi, cùng chống lại hiểm họa xâm lăng”.

Ngậm đắng nuốt cay bồ hòn

Nguyễn Duy Vinh

TS Cơ khí Động học đã về hưu, đang dạy học ở Phi Châu

Tôi chưa bao giờ ngậm trái bồ hòn. Chỉ biết là quả bồ hòn rất đắng và trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta cũng gặp phải những hoàn cảnh khó khăn, đôi khi nghiệt ngã đắng cay, ví như mình đang ngậm phải quả bồ hòn. Thường thì chúng ta không chịu ngậm suông vì vị đắng cay của bồ hòn có thể giúp chúng ta giữ được lòng kiên nhẫn và sức phấn đấu với hy vọng thay đổi tình huống, hy vọng một ngày mai tươi sáng hơn. Giống như Câu Tiễn nếm mật đắng mỗi ngày để nhớ việc mất nước và luôn nghĩ đến ngày đuổi được quân thù dành lại độc lập cho quê hương. Tính kiên trì đó được coi như một sức mạnh của con người, trong đó tinh thần bất khuất, nhẫn nhục, biết chịu đựng những cay đắng tủi hờn và lòng trung kiên quyết chiến đấu để thay đổi tình thế là những đức tính cao cả của người Việt Nam.

Việc Trung Quốc (TQ) tiếp tục xâm lấn các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1974 và việc xảy ra ngày hôm qua về tin nóng TQ thành lập chính thức và cắt băng khánh thành thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa là những hành động ngang ngược, những cái tát tai làm người dân Việt Nam khắp nơi đau lòng. Dù anh có theo lề phải, lề tự do hay lề… thờ ơ, dù anh là đảng viên ĐCSVN hay là Việt kiều hải ngoại thề không đội trời chung với cộng sản VN, đã là một người Việt bình thường, anh không thể không đau lòng trước những tin tức như thế.

Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7: Hai lần cưỡng chế mấy lần đau

Đức Thành

Chúng tôi về thăm gia đình bà mẹ Việt Nam Anh hùng Hạ Thị Tý, tình cờ được biết gia đình đang chuẩn bị ngày giỗ thứ 14 cho Mẹ. Thắp nén nhang lên bàn thờ mẹ chúng tôi cầu mong dưới suối vàng linh hồn mẹ được siêu thoát. Nhưng thực lòng chúng tôi vẫn còn ngổn ngang bởi những tài sản hợp pháp của mẹ để lại chưa biết đến bao giờ mới được Đảng và Nhà nước trả lại cho gia đình mẹ…

clip_image002

Ảnh và bàn thờ Mẹ Việt Nam Anh hùng Hạ Thị Tý

Nhãn:

NHẮN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN VÀ BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI PHẠM THỊ HẢI CHUYỀN

Nguyễn Văn Khải-Ông già Ôzôn

Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam – Trung Quốc, nhiệm kỳ V (2012 - 2017)Mấy ngày hôm nay,trên  các phương tiện thông tin đại chúng quốc doanh thông báo rất nhiều các cuộc viếng thăm,trao quà tình nghĩa của các tổ chức nhà nước,các cán bộ cao cấp của Chính phủ đối với các thương binh,gia đình liệt sĩ.Theo baodientu.chinhphu.vn thì hiện nay ở Việt Nam có trên 8,8 triệu đối tượng người có công, chiếm gần 10% dân số. Hiện còn 1,47 triệu đối tượng người có công đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước với mức trợ cấp được điều chỉnh phù hợp trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội.Hẳn rằng những ví dụ điển hình mà người ta thấy được trên màn ảnh nhỏ hay trên các bài báo chỉ chiếm tỉ lệ vô cùng ít so với thực tế.Số tiền và quà trao cho họ trong mỗi dịp kỉ niệm 27-7 cũng như số tiền trợ cấp hàng tháng cho họ là rất lớn.Nếu lo được đủ cho mọi người có công như vậy,nhà nước phải làm việc rất  vất vả và đáng kính trọng.

Hơn thế nữa,ngày 10-7-2012,trong Đại hội đại biểu toàn quốc – Nhớ ơn Trung Quốc,Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tuyên bố: “sẽ tổ chức các hoạt động tri ân các cá nhân, tổ chức và địa phương Trung Quốc, xuyên suốt trong 5 năm, sau đại hội này…”.Nếu không kể những người Trung Quốc đã tham chiến chiếm Hoàng Sa,một số đảo của Trường Sa,cũng như chiến tranh biên giới Việt-Trung từ 1979 hoặc đang xâm lấn biển Đông thì số người Trung Quốc kể từ ngày đánh Pháp,đuổi Nhật đến năm 1979 mà Việt Nam cần phải “tri ân” là rất lớn và khó mà tìm được đầy đủ.

Nhãn:
*

Sự lãng quên nguy hiểm

Năm ngoái, ngày 17/6/2011, báo Quân đội nhân dân đã đưa tin “ Một nghĩa trang liệt sĩ bị lãng quên”. Đó là “Nghĩa trang liệt sĩ thuộc xã Sơn Hạ, một xã miền núi của huyện Sơn Hà – Quảng Ngãi, nơi an nghỉ của gần 200 liệt sĩ, trong những năm gần đây, đã bị xuống cấp  nghiêm trọng và trở thành nơi chăn thả trâu bò…” Tin này đã gây sốc, khiến người ta nhớ đến bao nhiêu sự lãng quên khác. Continue reading →

*

CHUYỆN SỐT SỒN SỘT!

Đông Ngàn

Chuyện biển đảo muốn làm cho Trung Quốc tỉnh ngủ thì nhà nước kêu gọi 61 tỉnh thành cũng xuống đường chủ nhật rầm lên một tháng. Thế là cả thế giới biết, Nó rất sợ mất mặt.

Mười sáu cục cứt vàng bốc mùi từ lâu bón ruộng không được, giữ mãi làm gì.

 Nhà nghiên cứu Dương Danh Di trả lời một tờ điện tử rằng 10 năm nay Trung Quốc tuyên truyền nói xấu Việt Nam theo cách : biến nạn nhân thành tội phạm khá thành công. Dân họ tin là thật, và chúng tiếp tục làm. Ta không làm được gì nó lại dùng cách đó để biến dân mất đất Continue reading →

*

Quan hệ Việt-Trung ra khỏi vòng tranh tối tranh sáng

Trần Kinh Nghị

TQ tăng cường lực lượng trên Biển Đông

Lột bỏ chiếc mặt nạ  “4 tốt”và “16 chữ vàng” 

Có 4 sự kiện kế tiếp nhau gần đây tác động trực tiếp đến sự thay đổi trạng thái quan hệ Việt-Trung  từ tranh tối tranh sáng ra ánh sáng. Đó là việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển; việc Bắc Kinh công bố mời thầu quốc tế đối với 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN đồng thời thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên Biển Đông; và việc ASEAN không ra được tuyên bố chung về COC. Continue reading →

*

HOÀNG SA TRÊN NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ CỔ CỦA PHƯƠNG TÂY

 

TS. Trần Đức Anh Sơn

Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, ngoài việc tập hợp, sưu tầm các bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có trong các nguồn thư tịch cổ đã được các học giả trong và ngoài nước sưu tầm và công bố trong những năm gần đây, nhờ mối liên hệ với các đồng nghiệp ở nước ngoài và nhờ sự hỗ trợ tích cực của Internet, chúng tôi đã sưu tầm được nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ và xuất bản trong các thế kỷ XVI – XIX, có liên quan đến chủ đề này, để đưa vào “font tư liệu Hoàng Sa”. Continue reading →

*

Không chống Trung Quốc, chống Trung Quốc xâm lược

TS. Phạm Gia Minh

Trong các cuộc tuần hành hòa bình mang tính tự phát, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo diễn ra hiện nay ở Hà Nội và nhiều thành phố khác, nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đã có dịp cảm nhận một cách sinh động truyền thống yêu nước vốn luôn thường trực trong huyết quản con người Việt Nam mỗi khi sơn hà gặp nguy biến.

Nhân dân có nhiều sáng kiến như mặc áo NO-U (nói không với đường lưỡi bò), Continue reading →

*

+Học giả Trung Quốc bác bỏ ‘đường lưỡi bò’ (VnEx):Lý Lệnh Hoa, một nhà nghiên cứu lâu năm về biển và luật biển, thẳng thắn chia sẻ quan điểm phản đối “đường lưỡi bò”, và nói rằng Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

 

+Khi học giả Trung Quốc phản tỉnh (VNN):Yêu sách “đường lưỡi bò” và chính sách hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông hiện đang bị chính các học giả nước này phản đối.

 

+Về Đề án cứu DN của Bộ Công thương: “Tháo gỡ” hay “giải cứu” ? (TN): đề án chưa nhận định đúng tình hình cũng như phân tích chính xác, nhận diện nguyên nhân khó khăn của DN…

 

+Gặp tướng Việt Nam 96 tuổi từng thách thức Trung Quốc đưa bằng chứng (GDVN):“Hành động nước lớn bá quyền không được lòng thế giới khiến cho thế giới thấy rằng Trung Quốc là một nước hung hăng. Đó chỉ là thủ đoạn của một kẻ côn đồ cậy mạnh bắt nạt nước nhỏ”

 

+Trung Quốc “chuyển lửa ra bên ngoài” (TT):Những động thái hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế.

 

+Một bản văn Lịch sử của Anh hùng Dân tộc Lý Thường Kiệt. (NLG):Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi!
+Không được công nhận liệt sỹ vì hy sinh…chưa dũng cảm?! (PL VN):“Anh ấy mất khi cháu bé mới 10 tháng tuổi, nay con tôi cũng đã vào lớp một, vậy nhưng đến nay anh ấy vẫn chưa được công nhận là liệt sĩ”.

 

+THẮP CHO NGƯỜI DƯỚI CỎ (Mỗi ngày…):Thắp nén hương cho những người dưới cỏ/ Đất nước binh đao – huynh đệ tương tàn/ Mẹ thắt ruột từng đêm nghe súng nổ/ Đạn phía nào cũng trắng những khăn tang…

 

+Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 1) (trần Vinh Dự):Câu chuyện tranh cãi về lãi suất thực dương hay âm, sau hơn 1 năm, vẫn đối mặt với câu trả lời từ thực tế là lãi suất thực vẫn còn dương, và dương rất nhiều.

 

+Tống Văn Công: Đánh thức lương tri Trung Hoa (viet-studies ):Chắc chắn những người có lương tri muốn nói lên lòng mong muốn sự công bằng với lân bang láng giềng từng một thời “môi hở răng lạnh” không khỏi bị nhà cầm quyền độc đoán răn đe. Trong tình hình như vậy, chúng ta vô cùng xúc động trước sự thức dậy của lương tri Trung Hoa.

 

+MỘT NỬA SỐ LIỆT SĨ HY SINH CHƯA ĐƯỢC YÊN NGHỈ TẠI NGHĨA TRANG (Mai Thanh Hải):Theo số liệu thống kê, số Liệt sỹ của chúng ta hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và Bảo vệ biên giới là hơn 1 triệu người.

 

+Kẻ nào mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…? (Phương Bích):Nhiều người đã lên tiếng phản hồi về bài viết của Nguyễn Minh Phong rồi, cho tôi nói thêm một tiếng gọi là thôi.

 

+Báo Nhân dân đã nhét cái gì vào miệng ông Nguyễn Minh Phong? (Nguyễn Tường Thụy):Theo Basam thì ông Phong cũng “có cương vị” kha khá ngay tại báo Nhân dân. Vậy mà người ta cũng chẳng nể nang gì mà nhét vào miệng ông những điều ông không hề nói để ông phải đứng ra chịu trận.

 

+Khi hai nhà báo tự cầm gậy phang mặt mình (Trương Duy Nhất):Có thể, không ai nhớ nổi một tác phẩm báo chí nào của hai anh. Nhưng cái tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long thì nhiều người nhớ. Nhớ về một sự hèn nhục mang tên Nguyễn Ngọc Năm – Hán Phi Long.

 

+Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa (VnEx/HDTG):“Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!”

 

+Vài nét về chiến trường Quảng Trị 1972 (Hiệu Minh):Chiến tranh thật khốc liệt. Biết bao máu xương người Việt của cả hai phía đã đổ trên mảnh đất này.

 

+VIẾT CHO CON GÁI TỪ TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải):Ba đang ở Cô Lin – Nơi thường gọi là đảo chìm, nằm trên rặng san hô xa tít, thăm thẳm và xung quanh mây trời. Nơi đây đúng 20 năm trước, gần 70 chú – bác bộ đội Hải quân đã hy sinh.

 

+TS Đỗ Xuân Thọ: GỬI NHỮNG THẰNG EM ” CON ÔNG CHÁU CHA” (Sống Thực). “Hãy dũng cảm đứng lên nói thẳng vào mặt chúng: ‘Hãy vất CN Mác-Lenin sai toét đi! Hãy vất cái mô hình xã hội XHCN quái gở đi’!”

 

+SỰ TỈNH TÁO CẦN THIẾT LÀ GÌ?    (Bùi Văn Bồng). “Không biết trước khi viết bài này, tác giả ký tên là ‘CCB Việt Nam’ – như ghi cuối bài, có ăn phải đũa của ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hay không? Và ông ‘CCBVN’ có bị uống phải thuốc mê, bùa lú gì không?”

HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG

Cầu Hiền Lương 1962